Người nuôi tôm hùm "đắng lòng"

Chưa bao giờ tôm hùm thương phẩm được nuôi ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) bị ép giá thê thảm như năm nay.

ngóng giá tôm tăng
Ông Thệ từng ngày mong ngóng giá tôm hùm tăng.

Giá bán bị ép đã đành, thương lái Trung Quốc còn giở nhiều “chiêu trò” gây tổn thất kinh tế cho người nuôi. Nhiều lồng tôm đã “quá lứa” nhưng người nuôi vẫn “cầm lồng” không bán, chờ giá tăng.

Tại xã Nhơn Hải, ông Phạm Thành Thệ (SN 1957) là một trong những người đi tiên phong trong phong trào nuôi tôm hùm thương phẩm. Từ năm 2000, ông Thệ đã khởi nghiệp nuôi tôm ủ, ông mua tôm giống về nuôi vài ba tháng, sau đó bán cho những hộ nuôi tôm hùm thương phẩm tại Phú Yên, Khánh Hòa.

Trong 8 năm gần đây, ông Thệ chuyển sang nuôi tôm hùm thương phẩm, chưa bao giờ ông thấy giá tôm hạ thê thảm như năm nay. Ông Thệ cho biết: Cách đây 2-3 năm, giá tôm hùm mua sô, không đánh loại đứng ở mức 2 triệu-2,1 triệu/kg. Vào thời điểm này năm ngoái giá có hạ hơn, nhưng cũng còn đứng ở mức 1,9 triệu đồng/ký. Khi ấy thương lái phân tôm thành 3 loại: Tôm loại 1 là từ 1kg /con trở lên, tôm từ 7 lạng đến dưới 1kg/con là loại 2, tôm loại 3 dưới 7 lạng/con.

“Do lúc ấy tôm loại 1 rất ít, nên thương lái mua giá cao hơn loại 2 và loại 3 từ 100.000-150.000đ/kg. Thấy khoản chênh lệch giữa loại 1, loại 2 và loại 3 khá xa, nên năm nay người nuôi không xuất bán tôm nhỏ, ráng nuôi vỗ để tôm tăng trưởng trên 1kg/con nhằm bán giá cao hơn.

Vậy mà bây giờ thương lái lại mua tôm loại 1 giá thấp hơn, chỉ 1.250.000đ/kg, tôm loại 2 và loại 3 lại mua giá cao đến 1.350.000đ/kg, kiểu mua trái ngoe này đã khiến người nuôi “đỡ” không kịp. Đã lỡ kéo dài thời gian, đầu tư nuôi vỗ để tôm tăng trọng trên 1kg/con giờ lại bán giá thấp hơn tôm loại 2, loại 3 đến 100.000đ/kg nên thiệt hại kinh tế rất lớn”, ông Thệ bày tỏ.

Theo ông Thệ, tôm hùm là loại kén ăn, các loại cua, ghẹ, ốc, tôm dăm, cá tạp…là những món “khoái khẩu” của chúng, mà phải là mồi tươi, ươn 1 chút là chúng chê ngay. Do đó, muốn mua đủ lượng thức ăn hàng ngày cho chúng không phải dễ, nhất là khi biển động, người nuôi phải thiết lập “mối hàng” thân thiết với những tàu đánh bắt ven bờ mới mong có đủ thức ăn cung cấp cho lũ tôm. Và tất nhiên là giá mua phải đắt.

sợ gió bão
Người nuôi tôm hùm ở Nhơn Hải sợ gió bão, bán tháo tôm sửa sang lồng chuẩn bị vụ nuôi mới

Ông Thệ cho biết: “Nếu nuôi 2.000 con tôm hùm, khi còn nhỏ chúng ăn bình quân mỗi lần mất từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng tiền thức ăn, mỗi ngày cho ăn 1 lần. Khi tôm lớn còn tiêu tốn thức ăn nhiều hơn. Muốn nuôi tôm đạt trọng lượng trên 1kg/con phải nuôi rất lâu, phải đến 18 tháng mới đạt. Vậy mà bây giờ tôm trên 1kg/con (loại 1) lại bán giá thấp hơn tôm loại 2, loại 3 đến 100.000đ/kg mới đau”, ông Thệ than thở.

Theo người nuôi ở xã Nhơn Hải, đầu ra của tôm hùm hiện nay lệ thuộc hoàn toàn vào thương lái ở Nha Trang, sau đó mới được bán sang Trung Quốc. Khi mua, thương lái từ Nha Trang gọi điện ra, báo giá mua, nếu người nuôi đồng thuận bán thì họ đánh xe ra thu gom, không có chuyện ngã giá.

Hiện nay, giá mua đã thấp tịt, lại mua theo kiểu trái ngoe như đã kể trên khiến người nuôi đắng lòng lắm, nhưng không thể không bán. Bởi mùa mưa bão đã cận kề, nếu bây giờ không bán, lỡ gặp con sóng dữ lùa hết lồng tôm ra biển, đánh vỡ, thì “mất cả chì lẫn chài”. Đành cắn răng bán tháo chịu lỗ, ai may mắn thì huề vốn hoặc lãi ít.

Có ít người “cả gan” như ông Thệ, đang “cầm lồng” 300 con tôm đã nuôi đến 20 tháng, có con đã đạt 1,5-1,7kg/con để chờ giá.

Ông Thệ bộc bạch, năm nay ông thả nuôi 2.400 con tôm giống bên Hải Giang, thời tiết không thuận lợi nên chúng chết khá nhiều, chỉ còn sống 1.800 con. Thời gian vừa qua, ông đã bán 1.500 con, với cái giá này ông thấy xót ruột quá, 300 còn lại ông không bán, chờ giá. Chờ mỏi mắt không thấy giá tăng, lo sợ trời bão gió sóng biển cuốn trôi, kêu thương lái bán thì họ không mua.

“Lý do họ đưa ra là do những con tôm cái trong 300 con tôm tui để lại đang làm trứng. Tôm có trứng xuất khẩu không được nên họ không mua. Tui làm liều để lại nuôi tiếp, ráng đến Tết Dương lịch may ra giá tăng”, ông Thệ hy vọng.

Giá tôm hùm thương phẩm hạ, giá tôm hùm giống cũng hạ theo. Hiện mùa đánh bắt tôm hùm giống tại xã Nhơn Hải đang bắt đầu vào chính vụ, kéo dài qua Tết Nguyên đán.

Anh Nguyễn An Trường (29 tuổi) ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, cho biết: “Nếu như năm ngoái giá tôm hùm giống là 350.000đ/con thì hiện tại chỉ còn 270.000đ/con. Người nuôi tôm hùm thương phẩm đang bí đầu ra, giá bán thấp nên những hộ nuôi đang “ngó chừng”, chưa dám thả nuôi nên giá tôm hùm giống hạ thấp”.

Báo Nông nghiệp VN, 24/12/2015
Đăng ngày 25/12/2015
Đình Thung
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:28 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:28 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:28 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:28 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:28 29/11/2024
Some text some message..