Nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận

Bên cạnh việc vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả tôm, cá về với tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thì việc ngăn chặn tình trạng sử dụng các chất cấm trong khai thác thủy sản lại càng phải làm quyết liệt hơn.

Đánh bắt cá chích điện

Ảnh: Chích điện để bắt cá.

Gần đây, các ngành chức năng ở Quảng Bình đã xử lý và bắt giữ một số lượng không nhỏ các loại mìn, chất nổ, kíp nổ được dùng trong đánh bắt hải sản. Đáng nói là nguồn chất nổ này lại được “ngầm” giao dịch trong ngư dân đi biển và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Quảng Bình song lại không dễ dàng bắt quả tang để xử lý.

Ngày nghề cá Việt Nam hàng năm, bên cạnh những hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả tôm, cá về với tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thì việc ngăn chặn tình trạng sử dụng các chất cấm trong khai thác thủy sản lại càng phải làm quyết liệt hơn.

Theo ông Hoàng Đức Hiền, phó chánh thanh tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, việc xử phạt những vụ vi phạm không hề đơn giản, bởi muốn lặp được biên bản xử phạt phải bắt được quả tang, mà giữa biển trời mênh mông như thế khi nhận được tin báo, tàu kiểm ngư và thanh tra đến nơi thì dường như mọi tang vật đã được phi tang. Thêm vào đó, định biên xăng dầu tuần tra cũng rất hạn chế, với lực lượng mỗi tàu chỉ có 2 thanh tra viên, khi bắt quả tang nhóm đối tượng vi phạm thì giỏi lắm cũng chỉ lập biên bản được một tàu, còn lại không thể “ba đầu sáu tay” mà tịch thu tang vật.

Những thủ đoạn vi phạm thì theo ông Hiền, phải nói vô cùng tinh vi và không dễ đối phó: "Họ giấu mìn trong thùng gạo, thậm chí họ rạch phao cứu sinh ra cho vào rồi khâu lại, rồi còn buột dưới mỏ neo… nói chung rất khó phát hiện, lại thường làm vào ban đem nên việc xử lý là rất khó khăn".

Đáng báo động, lực lượng chức năng đã bắt giữ một lượng khá lớn mìn, chất nổ nhập lậu vào Việt Nam để dùng cho việc đánh bắt cá trên biển. Những ngư dân đánh cá như ông Phạm Đém ở thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới hàng ngày, hàng giờ chứng kiến cảnh đánh bắt tận diệt như vậy không khỏi xót xa.

Được sự ủng hộ tích cực của những ngư dân như ông Đém mà đến nay gần như 100% ngư dân ở TP.Đồng Hới đã ký cam kết với ngành chức năng nghiêm cấm không sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc đánh bắt hải sản.  Hoạt động khai thác gần bờ đã được vận động, tuyên truyền và hỗ trợ vốn để đóng mới tàu khai thác xa bờ. Chỉ trong vài năm, từ chỗ chỉ có chưa đầy trăm chiếc năm 2005 giờ đã tăng lên gấp 4 lần, với đội tàu khai thác xa bờ hùng hậu gần 400 chiếc, công suất từ 100CV trở lên. Ông Lê Văn Lợi, Chi cục trưởng chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình cho rằng: "Cần tuyên truyền để người dân đầu tư sản xuất đánh bắt khơi xa. Phối hợp với các ngành chức năng, kiểm ngư, bộ đôi biên phòng  tuyên truyền, ký cam kết và xử lý nghiêm những vi phạm".

Bên cạnh các giải pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển, xử lý, xử phạt nghiêm những đối tượng vi phạm, về lâu dài, rất cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi nghề cho ngư dân và quản lý nguồn chất nổ, xung điện. Có như vậy, nguồn lợi thủy sản nếu được khai thác hợp lý, tài tạo một cách bền vững sẽ là vô tận./.

VOV-miền Trung
Đăng ngày 10/04/2012
Tuyết Yến – Hoài Nam
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:20 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:20 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:20 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:20 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:20 27/11/2024
Some text some message..