Nguyên nhân ban đầu làm cá, nghêu chết ở bờ biển Kiên Giang

Thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết, sáng 13/5, Sở đã nhận được kết quả phân tích mẫu nước sơ bộ do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA phân tích.

Xác định nguyên nhân ban đầu làm cá, nghêu chết ở bờ biển Kiên Giang
Nghêu chết ven biển Kiên Giang. Nguồn VTV

Theo đó, 03 mẫu được chuyển đến Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA để phân tích tìm ra hoạt chất có thể gây chết cá hàng loạt. Kết quả có 17 chỉ tiêu cơ bản trong nước biển và 2 chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu chất hoạt động bề mặt (là chỉ tiêu không nằm trong quy chuẩn 10-MT:2015/BTNMT) có dấu hiệu cao hơn bình thường.

Ngoài 3 mẫu nước gửi Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA, Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang đã tiến hành lấy 7 mẫu nước trong 2 ngày (ngày 08 và ngày 09/5) để phân tích nhằm đánh giá, tìm ra hoạt chất gây hiện tượng cá chết hàng loạt.

07 mẫu này được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc trực thuộc Sở, các thông số được phân tích theo quy chuẩn nước biển ven bờ QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

Kết quả phân tích 07 chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT về nước biển ven bờ, riêng chỉ tiêu NH4+ và Coliform tại điểm giữa kênh Tam Bản gần cống xả của khu nuôi tôm Trung Sơn là có vượt so với quy chuẩn môi trường (3,6 lần và 11 lần).

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đang chờ kết quả phân tích chỉ tiêu phiêu sinh thực vật và kết quả chạy sắc ký khí để xác định nguồn gốc của chất hoạt động bề mặt. Đồng thời, Sở cũng đang điều tra để tìm nguồn thải có chất hoạt động bề mặt.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 4 thu các mẫu trầm tích và mẫu hải sản chết, mẫu nước biển. Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh cho biết sẽ có kết quả phân tích các mẫu trên vào ngày 15/5. Ngay khi có kết quả phân tích mẫu của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, hai ngành sẽ có cuộc họp để trao đổi, tìm nguyên nhân của hiện tượng.

Như Dân trí thông tin trước đó, ngày 7-9/5, nước biển liên tục đổi màu ở vùng biển Kiên Lương, thị xã Hà Tiên. Diễn biến bất thường này đã làm hàng chục tấn cá và gần 300 tấn nghêu ở khu vực trên chết bất thường.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 15/05/2017
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 02:20 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 02:20 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 02:20 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:20 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 02:20 27/12/2024
Some text some message..