Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau đã có báo cáo kết quả khảo sát tình trạng và đưa ra kết luận nguyên nhân ban đầu của tình trạng trên.

nguyên nhân cá chết hàng loạt ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau
Cá bóp chết ở Cà Mau

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Cà Mau… tiến hành khảo sát thực tế trên tuyến sông Gành Hào, sông Bảy Háp và kênh xáng Lương Thế Trân.

Căn cứ kết quả phân tích mẫu nước của Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ - Quan trắc tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam), hầu hết các thông số môi trường đều vượt giới hạn quy định so với giá trị bảo tồn động vật thủy sản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mặt nước; chất lượng mặt nước trên các tuyến sông khảo sát bị ô nhiễm hữu cơ. Các thông số BOD5, COD, Amoni được thể hiện đều có giá trị khá cao, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan (DO) trên tuyến sông Gành Hào, trong đó đoạn ngã ba Hòa Trung đến ngã ba Vàm Mương Điều vào ngày 6/6 rất thấp.

Theo đánh giá của các đơn vị chuyên môn, kết quả thông số phân tích mẫu nước có ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản cũng như sức khỏe động vật thủy sản và gây độc cho thủy sản, tôm cá. Qua đó, nguyên nhân chất lượng mặt nước ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt khu dân cư không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường; các cơ sở sản xuất ở Khu công nghiệp Hòa Trung, ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân và thành phố Cà Mau xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường.

Ngoài ra, tổ công tác đã thu thập thông tin từ 5 hộ dân cư ngụ ấp Thành Vọng, ấp Trung Cang, xã Tân Trung. Hầu hết các hộ dân đều có ý kiến giống nhau là vào các thời điểm nước kém, thời gian từ 5 - 7 giờ các ngày 7 - 9 và ngày 24 - 26 âm lịch hằng tháng, nước có màu đen, có mùi hôi thối khó chịu, cá tôm nổi đầu chết; có thời điểm nước sông Gành Hào màu đỏ, có mùi tanh, hôi.

Các hộ ông Tăng Văn Xuân, Nguyễn Văn Giám cho biết, vào ngày 21/5 (ngày 26/4 âm lịch), khi lấy nước vào vuông tôm, nước có màu đỏ, mùi tanh; sau khi lấy nước, xảy ra tình trạng cá, tôm nổi lên mặt nước và chết. Người dân cho rằng, nguyên nhân là do các nhà máy chế biến, sản xuất hàng thủy sản ở Khu công nghiệp Hòa Trung xả thải không xử lý ra môi trường, làm nguồn nước sông ô nhiễm, dẫn đến tôm, cá chết.

Cũng theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, do thời điểm khảo sát và lấy mẫu không trùng thời điểm cá chết (sau thời gian cá chết hơn 5 ngày) nên tổ công tác không thể lấy mẫu cá xét nghiệm để có thêm cơ sở xác định nguyên nhân. Do đó, việc nghi ngờ môi trường bị ô nhiễm gây chết cá là chưa đủ cơ sở khẳng định.

TTXVN
Đăng ngày 04/07/2017
Huỳnh Anh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 17:59 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 17:59 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 17:59 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 17:59 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 17:59 19/12/2024
Some text some message..