Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn

Giấy tờ nhà đất nằm ở ngân hàng và vụ tôm 2022 thua lỗ khiến nhiều nông dân ở miền Tây không còn vốn để tái sản xuất.

Tôm thẻ
Giá tôm tăng mạnh khiến người nuôi tôm ở miền Tây “đứng ngồi không yên”. Ảnh: biowish.vn

Hai tuần qua, nhiều người nuôi tôm ở miền Tây “đứng ngồi không yên” khi thấy giá tôm tăng mạnh. Đặc biệt là nhiều doanh nghiệp đang tranh nhau mua tôm tươi sống (tôm oxy) để cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Bắc khiến tôm kích cỡ lớn càng hút hàng.

Giá thức ăn chênh lệch cao khi mua ghi nợ

Chiều 5/2, anh N.P.K. (30 tuổi, ngụ xã Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu) tiếp tục bơm nước để chuẩn bị phơi đáy ao trên diện tích đất nuôi tôm rộng 3 ha. Sau khi phơi đáy ao và rải vôi, anh K. sẽ cấp nước trở lại cho ao tôm để thả con sú giống vụ đầu tiên của năm 2023.

Tuy nhiên, điều làm cho anh K. và nhiều nông dân của vùng nuôi tôm quảng canh trăn trở là thiếu vốn. Theo anh K., người nuôi tôm thường giữ lại vốn của vụ trước để thả giống cho vụ sau nhưng cuối năm 2022 nhiều nông dân mất vốn vì thua lỗ.

"Vụ này tôi dự kiến thả 50.000 con tôm sú giống vì vốn còn ít quá. Những năm trước vụ tôm chính này gia đình tôi thường thả 120.000 con giống", anh K. nói.

Cào bùn ao tômNông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cào bùn đáy ao nuôi tôm để chuẩn bị cho vụ mùa đầu năm 2023. Ảnh: zingnews.vn

Tại xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), anh T.V.H. đang chạy khắp nơi để tìm vốn cho đợt thả tôm giống chính vụ cho 3 ao tôm lót bạt đáy đã phơi mưa nắng gần nửa năm. Nông dân 40 tuổi này cho biết để sửa chữa một số thiết bị, hàn lại bạt đáy, rải vôi và con giống cần đến 120 triệu đồng nhưng ngân hàng không cho vay nữa.

Gần 2 năm trước, giấy tờ nhà đất của gia đình anh H. được thế chấp cho ngân hàng. Được nhà băng giải ngân hơn 600 triệu đồng để đầu tư 3 ao tôm lót bạt, anh H. nuôi nhiều vụ nhưng chưa trả được đồng vốn nào cho ngân hàng và không còn tiền để tái đầu tư.

“Em tôi có 2 ao không trải bạt, muốn nuôi tôm sú nhưng cũng không còn vốn. Hai năm qua, đứa em nợ đại lý bán thức ăn cho tôm gần 100 triệu đồng, còn tôi nợ hơn 200 triệu. Nợ như thế này mà nuôi tôm tiếp thì phải mua thức ăn bằng tiền tươi vì không nơi nào cho mình nợ tiếp”, người nông dân xứ biển chia sẻ.

Cùng ngày, anh H. tìm hiểu giá thức ăn nuôi tôm nếu mua bằng tiền tươi tại phường 1, thị xã Vĩnh Châu là 32.500 đồng/kg. Anh H. đến huyện Mỹ Xuyên hỏi giá thức ăn cùng loại nếu mua theo hình thức ghi nợ là 42.150 đồng/kg.

“Một vụ tôm tôi thả gần 500.000 con giống, thức ăn sử dụng khoảng 500 bao loại 25 kg. Với giá chênh lệnh cao, nếu mua ghi nợ sẽ mất hơn 100 triệu đồng. Giá tôm giống năm nay đại lý báo 160 đồng/con, năm 2022 chỉ có 147 đồng", anh H. chia sẻ.

Chuyển vùng mua tôm vẫn thiếu nguyên liệu

Cùng ngày, Công ty TNHH Thủy sản Tấn Phát (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) đưa công nhân sang huyện Cù Lao Dung thu hoạch 7 tấn tôm tươi sống nuôi trong 2 ao, kích cỡ 50 con/kg. Với kích cỡ này, người nuôi bán được giá 130 con/kg, thu lãi mỗi ao 150 triệu đồng.

Anh Lưu Trường Giang, đại diện kinh doanh của Công ty TNHH Thủy sản Tấn Phát, nói rằng tôm kích cỡ lớn nông dân thu hoạch không nhiều. Loại 30-40 con/kg vừa tăng thêm 5.000-10.000 đồng/kg.

Cụ thể, loại 30 con/kg giá 190.000 đồng, 40 con/kg giá 155.000 đồng. Trong khi đó, tôm loại 20 con/kg đang đứng giá 280.000 đồng và 25 con giá 220.000 đồng.

Theo chủ một doanh nghiệp mua tôm kích cỡ nhỏ ở xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng), nhiều ngày qua đơn vị đưa xe tải đến vùng nuôi tại tỉnh Trà Vinh nhưng vẫn không tìm đủ nguyên liệu để sơ chế cho đối tác. Tôm thẻ loại 60 con/kg đang ở mức giá cao là 118.000 đồng, 70 con giá 111.000 đồng, 80 con giá 106.000 đồng, 100 con giá 95.000 đồng.

Thu hoạch tômTôm kích cỡ lớn đang được các doanh nghiệp ở miền Tây tranh mua với giá cao. Ảnh: zingnews.vn

Một lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tôm nguyên liệu không nhiều vào đầu năm 2023 do ảnh hưởng từ 2 vụ nuôi trong năm 2022. Đó là vụ đầu năm 2022 diện tích tôm thả nuôi ở miền Tây giảm 30% do mưa sớm; vụ cuối năm gặp thời tiết xấu, giá giảm trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11.

“Thị trường đang thiếu tôm nên loại 50 con/kg trở lên. Những năm trước, doanh nghiệp thường chọn mua tôm 40 con/kg trở lên với giá tôm cao, năm nay thiếu tôm nên giãn kích cỡ”, vị lãnh đạo VASEP nói.

Theo vị này, hiện nay thời tiết lạnh, nông dân các tỉnh miền Tây thả tôm giống với diện tích không đáng kể. Việc thả tôm với diện tích nhỏ như hiện nay cũng một phần do người nuôi không còn vốn, đại lý bán thức ăn cũng “vỡ nợ” vì nhiều vụ không thu được tiền của nông dân.

“Đại lý cũng vay vốn ngân hàng mua thức ăn tôm về bán cho nông dân. Người nuôi tôm lỗ vài vụ, không có tiền trả kéo dài thì nguy cơ đại lý bán thức ăn sẽ vỡ nợ”, chủ một doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu chia sẻ.

Zing news
Đăng ngày 06/02/2023
Việt Tường
Nông thôn

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 13:58 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 13:58 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 13:58 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 13:58 28/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 13:58 28/09/2023