Nhọc nhằn nghề câu cá bống trên sông Lam

Khi nắng hè bắt đầu gay gắt cũng là lúc người dân vạn chài trên sông Lam dong thuyền đi câu cá bống.

Nhọc nhằn nghề câu cá bống trên sông Lam
Ngư dân bên thành quả của mình

Những ngày này, đi trên Quốc lộ 46, nhìn xuống vực núi Nguộc, thấy nhiều chiếc thuyền con đang chòng chành trên sông Lam, thì đó là những chiếc thuyền câu bống.

Cá bống có nhiều loại, sống ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Người dân vạn chài trên sông Lam phân biệt và gọi tên các loại cá bống dựa theo màu sắc, hình thù trên da cá: bống đen, bống nâu, bống trắng, bống hoa, bống sọc dưa…

Cá bống thường sống ở những hang đá ngầm, vỉa đá, những nơi có nguồn nước sạch. Trên sông Lam, bống sinh sống từ thượng nguồn cho tới cửa sông, nhưng tập trung nhất vẫn là ở các khúc sông chảy quanh núi - nơi có các vực sâu, lặng nước như núi Già (Đô Lương), núi Nguộc, núi Rồng (Thanh Chương), nún Đụn (Nam Đàn)…

Vực núi Nguộc có vị trí hiểm yếu, nước sâu với nhiều vách chạy dài từ bờ xuống lòng sông là môi trường sinh sống thuận lợi của các loại bống và từ lâu cũng là địa bàn câu bống tập trung của người dân vạn chài các xã ven sông như: Đồng Văn, Ngọc Sơn, Võ Liệt, Thanh Hà (Thanh Chương)…

Nhọc nhằn nghề câu cá bống trên sông Lam

Mồi câu bống là những con tôm sông đang nhảy tanh tách. Ảnh: Huy Thư

Mùa câu bống trên sông Lam bắt đầu từ cuối Xuân kéo dài suốt mùa Hè và kết thúc khi những trận lũ lớn tràn về. Theo người dân làng chài, phương tiện của nghề câu bống có lẽ là đơn giản nhất trong các nghề đánh bắt trên sông, ngoài thuyền câu, chỉ cần một chiếc cần câu nhỏ là có thể hành nghề.

Cần câu là một nhành tre lớn bằng ngón tay cái, dài khoảng 1 m, đầu cần cột một cái móc thép bẻ cong. Dây câu là sợi cước dài  khoảng 5 - 7 có gắn lưỡi câu và trì, được luồn vào móc thép đầu cần câu và được quấn bằng một cái ống nhựa.

Bống là một loài cá dữ, thường tấn công các loài tôm, cá nhỏ hơn ở dưới sông làm thức ăn. Do đó mồi câu bống chuẩn nhất chính là những con tôm sông nhỏ bé. Đêm trước khi đi câu, người dân chài thường đặt “đó” để bắt những con tôm này.

Khi câu, tôm được móc ngược vào lưỡi câu từ đuôi đến đầu, theo những “tay câu” làm như vậy lúc rê câu sẽ thấy con tôm đang chạy giật lùi, khéo nhử bống ra đớp và ít mắc vào các vật cản hơn.

Thường thì mỗi người đi câu sẽ ngồi trên 1 chiếc thuyền con, ít khi có 2 người ngồi chung thuyền vì khó điều khiển. Thuyền đơn, chân đạp mái chèo, tay rải câu, qua lại, lui tới dễ dàng. Sau khi buông câu, người câu sẽ rê, kéo, lướt, giật con mồi lên cạn, xuống sâu, nhanh, chậm tùy thích. Khi thấy cần câu rung, lắc, nghi là cá đã mớm mồi, “tay câu” sẽ giật mạnh để cá mắc câu, sau đó quấn dây kéo cá lên thuyền.

Anh Ngũ Văn Tuấn (24 tuổi) ở xóm Luân Phượng xã Đồng Văn, một người câu bống thường xuyên ở vực núi Nguộc, cho biết: “Tùy vào thời tiết, vào hên xui của từng người mà được cá nhiều hay ít. Kinh nghiệm cho thấy trời nắng càng to, người câu bống càng trúng vì bống hay ăn mồi”.

Nhọc nhằn nghề câu cá bống trên sông Lam
Câu bống là phải biết kiên trì chờ đợi. Ảnh: Huy Thư

Nghề câu bống đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Ai nóng vội thì không thể đi câu bống được. Cả ngày phơi nắng, “số hên” thì được một vài cân bống, “số xui” thì không được con nào. Số cá này sau khi câu về, được “truống” sống để đưa đi các chợ quê hoặc lái buôn sẽ đến lấy sỉ tận nhà với giá 100 nghìn đồng/kg.

Cá bống có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như bống kho tiêu, bống nấu canh lá lốt… được nhiều người ưa thích, là thực phẩm ngon, sạch đang được săn lùng trên thị trường.

Do việc sinh sản của cá bống không như các loài cá khác, cùng với việc đánh bắt tận diệt của các loại phương tiện hiện đại như lưới bát quái, kích điện…nên cá bống trên sông Lam đang ngày càng cạn kiệt, người sống bằng nghề câu bống cũng trở nên khó khăn hơn.

Nhọc nhằn nghề câu cá bống trên sông Lam
Kết quả sau nửa ngày câu bống của một dân chài. Ảnh: Huy Thư

Anh Tuấn tâm sự: “Dân chài, nhà nào có thuyền lớn, thì họ đi làm cát, còn nhà em thuyền nhỏ nên phải đi bắt cá, ngày đi câu, đêm về thả lưới. Thu nhập từ nghề câu bống khá thất thường nhưng không có nghề chi hơn nên phải làm thôi”.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 24/04/2017
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 04:32 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 04:32 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 04:32 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 04:32 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 04:32 27/04/2024