Những loại cá nóc độc lạ có mặt ở biển Việt Nam

Ở nước ta, có rất nhiều loài cá nóc sở hữu vẻ ngoài đặc biệt nhưng chưa thực sự được nhiều người biết đến.

Cá nóc
Nước ta sở hữu bộ sưu tập cá nóc đa dạng

Đa phần chúng ta chỉ nhận biết được một số loài cá nóc quen thuộc với đặc trưng hết sức dễ nhận dạng như thân ngắn, da cứng và thường phình to khi cảm nhận được sự đe dọa như cá nóc mít, cá nóc mú,... Trên thực tế, có rất nhiều loại cá nóc độc lạ phân bố tại những vùng biển trải khắp ba miền nước ta. 

Cá nóc hòm gai lưng 

Loài cá này còn có tên gọi khác là cá nóc sừng gai lưng (tên khoa học: Lactoria diaphana).

Nhìn chung, cá nóc hòm gai lưng không quá khác so với họ cá nóc, ngoại trừ việc chúng có đặc điểm nổi bật là những tia mềm và vài chiếc gai nhọn phân bố trên đầu và lưng khiến nhiều người liên tưởng đó như những cái sừng của chúng.  

Cá nóc hồm gai lưngCá nóc hòm gai lưng có rất nhiều gai rải khắp sống lưng. Ảnh: Mike Jones 

Cá nóc mũi nhọn Valentini 

Cá nóc mũi nhọn Valentini (tên khoa học: Canthigaster valentini) sở hữu đặc điểm nhận dạng nổi bật là mũi nhọn,  đuôi màu vàng tươi cùng hai vạch sẫm màu kéo dài từ thân xuống bụng. 

Dù có vẻ ngoài đáng yêu này khá giống những chú cá trong phim hoạt hình, nhưng cá nóc mũi nhọn Valenti là loài mang độc tính cực kỳ mạnh và chứa trong hầu hết bộ phận của chúng như: Da, thịt, trứng, gan, ruột,...  

Cá nóc mũi nhọnCá nóc mũi nhọn Valentini có ngoại hình bắt mắt. Ảnh: kyluc.vn/tin-tuc

Cá nóc chuột vân bụng 

Cá nóc chuột vân bụng (tên khoa học là Arothron hispidus), loài cá này có rất nhiều chấm trắng nhỏ trải khắp cơ thể cùng những lằn vân trắng dưới bụng. Đa số chúng có màu nâu lục, bao quanh lưng và hậu môn của chúng là nhiều tia mềm.  

Đặc biệt, giống như những loài cá nóc khác, trong nhiều bộ phận của cá nóc chuột vân bụng có chứa hàm lượng độc tố rất cao. 

Cá nóc chuột vân bụngCá nóc chuột vân bụng có rất nhiều đốm trắng nhỏ trên cơ thể. Ảnh: inaturalist.ca/taxa

Cá nóc chuột chấm son 

Cá nóc chuột chấm son có tên khoa học là Arothron nigropunctatus, ngoài tên gọi thông thường thì nhiều người còn gọi chúng là cá nóc hải cẩu bởi chúng có mắt và mũi rất giống loài vật này.  

Một đặc điểm dễ nhận dạng cá nóc chuột chấm son, đó là chúng sở hữu nhiều chấm đen trên cơ thể màu trắng hơi ngả vàng của mình. Do có ngoại hình có vẻ hài hước này mà không ít người quên rằng cá nóc chấm son cũng là một loài cá cực độc. 

Cá nóc chuột chấm sonCá nóc chuột chấm son có vẻ ngoài khá hài hước. Ảnh: fishesofaustralia.net.au

Cá nóc ba vằn 

Cá nóc ba vằn hay còn gọi là cá nóc dẹt có tên khoa học là Canthigaster coronata. Khác với những loài cá nóc kể trên, cá nóc ba vằn không có bất kỳ chiếc gai lưng nào.  

Loài cá này có màu sắc là xám hay nâu nhạt được đan xen bởi các sọc trắng khiến tổng thể chúng trông giống như hình cái yên ngựa ở trên lưng. 

Dù chúng có ngoại hình dễ thương chẳng kém ai, nhưng chúng ta cũng cần phải hạn chế tiếp xúc với cá nóc ba vằn bởi hiện tại chưa có đủ dữ kiện đánh giá khả năng sở hữu độc tố của chúng. 

Cá nóc chuột chấm đen 

Cá nóc chuột chấm đen là loài cá nóc sở hữu nhiều tên gọi hơn những anh em trong họ của mình như: Cá nóc chuột chấm sao hay cá nóc đuôi chuột chấm sao. Chúng có tên khoa học là Arothron stellatus

Khi còn non, cá nóc đuôi chuột chấm đen thường có những sọc sẫm màu trên bụng, nhưng khi lớn hơn chúng sẽ biến thành những chấm đen. Ở cá nóc đuôi chuột trưởng thành, có con có vân bụng hoặc đốm, có trường hợp chúng chỉ sở hữu chiếc bụng trắng toàn bộ. 

Cá nóc chuột chấm đenCá nóc chuột chấm đen là loài cá sở hữu nhiều tên gọi. Ảnh: uk.inaturalist.org

Cá nóc răng mỏ chim 

Cá nóc răng mỏ chim hay còn có tên gọi khác là cá nóc đầu thỏ có tên khoa học là Lagocephalus inermis. Loài cá này có toàn thân màu xanh pha xám đen với phần bụng màu trắng và không có gai trên lưng mà lại có gai ở dưới bụng. 

Sở hữu ngoại hình không có gì độc đáo, nhưng cá nóc răng mỏ chim lại có độc tính cực kỳ mạnh chứa trong da, thịt, gan, ruột, trứng, mật,... Trên thực tế đã có không ít trường hợp nhầm lẫn chúng với những loại cá lành tính khác. 

Trên đây là một số thông tin về loại cá nóc chưa được nhiều người tiếp cận, nhưng đó chỉ là một số lượng không đáng bởi ở nước ta có đến 66 loài cá nóc thuộc 12 giống và 4 họ cá nóc khác nhau và đang được các nhà sinh vật học nghiên cứu và bổ sung dữ liệu chính thức về chúng. 

Dù biết rằng không phải loại cá nóc nào cũng mang độc tố, nhưng chúng ta phải hết sức cẩn thận nếu có nhu cầu chế biến thức ăn từ cá nóc nói chung để tránh những trường hợp ngộ độc hay nghiêm trọng hơn là tử vong. 

Đăng ngày 19/12/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 11:13 01/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 11:13 01/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 11:13 01/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 11:13 01/10/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 11:13 01/10/2024
Some text some message..