Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
Mùa ốc viết tại các làng chài ven biển. Ảnh: dulichvn.org.vn

Mùa ốc viết ven biển 

Hàng năm, vào mùa gió chướng (từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch), sóng biển xô đẩy hàng triệu con ốc viết vào bờ, tạo thành từng lớp. Khi thủy triều rút, là lúc bà con sẽ ra biển bắt ốc để bán, thu nhập trung bình có thể đạt vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.  

Những con ốc nhiều màu sắc khác nhau, từ trắng đục đến nâu, đỏ, vàng, từ to bằng ngón chân, dài 7-8cm đến bé li ti như đầu chân nhang, bị mắc kẹt lại bờ biển xã Thới Thuận sau một hành trình dài. Chúng phơi mình dưới nắng rồi chết đi, xác trải dài suốt 7km bờ biển. Lúc bình minh và khi chiều sắp tắt nắng, những chiếc vỏ ốc chấp chới theo từng con sóng, ánh lên lấp lánh như thủy tinh. 

Người dân ví ốc viết như lộc trời ban cho người nghèo ven biển. Khi sống, ốc viết mang lại nguồn thu nhập đáng kể, còn khi chết, vỏ ốc bị sóng đánh dạt vào bờ, tạo thành đê chắn sóng bảo vệ đất đai và hoa màu, giúp người dân an tâm sản xuất. Con đê này rất đều và thẳng tắp, như có bàn tay ai đó sắp đặt. Hiện tượng này đã xuất hiện từ rất lâu và được bảo tồn nguyên vẹn, chưa khai thác du lịch, mặc dù đã được nhiều du khách biết đến. 

Nguồn thu nhập mới của bà con ngư dân 

Ốc viết dạt vào bờ theo gió chướng và còn nước thủy triều. Do đó, có đêm nước rút sớm lúc 1 giờ sáng, phải đội đèn đi bắt. Người có kinh nghiệm chọn những ụ ốc tập kết, có khi chỉ ngồi một chỗ để hốt ốc vào bao. Để hỗ trợ nhau, họ lập thành đội để vừa vận chuyển vừa bắt, giúp tăng sản lượng. Những năm ốc về nhiều, mỗi người có thể bắt từ 300-400 kg ốc mỗi ngày. Tuy nhiên, do ốc nhiều nên giá bán giảm còn 2.000 đồng/kg, trong khi thời điểm mùa nghịch giá có thể lên hơn 20.000 đồng/kg. 

Ốc viết có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ảnh: eva.vn

Nghề bắt ốc viết đã theo một số ngư dân sống ven biển từ nhỏ. Những tháng không có ốc viết, bà bắt các loại ốc khác. Hiện nay, ốc viết tập trung thành từng đống, người dân chỉ việc lựa ốc hư bỏ ra, hốt ốc vào bao để chở về. Nếu giao thông thuận lợi, việc thu hoạch và vận chuyển ốc viết sẽ dễ dàng hơn, tăng thu nhập. Một số thương lái thu mua ốc từ các hộ dân khác để chuyển lên TP.HCM và các tỉnh khác tiêu thụ. 

Vào mùa gió chướng, mỗi tháng cứ đến con nước ròng, người dân theo bắt ốc viết, còn vào các tháng khác, có loại ốc khác nhau tấp vào bờ để khai thác, giúp nguồn thu nhập của người dân ổn định hơn. Theo người dân địa phương, với giá khoảng 2.000 đồng/kg, mỗi người có thể kiếm được 400.000 – 600.000 đồng từ bắt ốc viết. Hầu hết người dân làm việc thời vụ tạm ngưng các công việc khác để theo nghề bắt ốc viết trong mùa gió chướng do thu nhập cao hơn. Ốc viết được ưa chuộng tại các hàng quán nhờ có thể chế biến thành nhiều món như luộc sả chấm muối tiêu chanh, hầm nước cốt dừa, xào sả ớt. 

Mùa ốc viết tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bà con. Ngoài ốc viết, người dân còn khai thác các loại ốc khác như ốc hương, ốc len, ốc mỡ, giúp phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống. Bãi ốc viết có từ lâu đời, hình thành bờ cao như tuyến đê ốc viết rất đẹp, dần trở thành điểm du lịch nổi tiếng tại địa phương, thu hút nhiều người đến tham quan, khám phá. 

Đăng ngày 07/08/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 19:49 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 19:49 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 19:49 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 19:49 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 19:49 03/11/2024
Some text some message..