Những mảnh đời thuyền thúng

Mặc dù không phải là ngư trường lớn nhưng với ngư dân xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam - Bình Thuận), biển Kê Gà thực sự là nguồn sống của họ. Chiếc thúng mỏng manh nhưng đầy ắp cá, tôm sau một ngày giăng lưới đã trở thành niềm vui và hy vọng.

đánh bắt, thuyền thúng

Chuyện thúng chai

Trên doi cát dài chứa chan nắng tháng 3, biển rì rào tiếng sóng, anh Trần Văn Biên, 37 tuổi, ở ấp Cây Găng (xã Tân Thành) đang chuẩn bị ghe lưới, cười và nói với chúng tôi: Xem ti vi thấy Chính phủ dừng dự án xây cảng Kê Gà nên ngư dân lại rủ nhau ra khơi. Chiếc thúng có đường kính 2 - 3m, đan bằng tre cật có thể chở 2 - 3 người, có lưới túi, gắn máy đuôi tôm công suất nhỏ là phương tiện đánh bắt chủ yếu của ngư dân vùng biển từ Phan Thiết cho tới La Gi.

“Với ngư dân vùng Kê Gà, chúng tôi chỉ đi biển theo ngày, nghĩa là khoảng giữa trưa bắt đầu ra khơi, tới sớm hôm sau là về bến cảng. Ngư trường cũng chủ yếu quanh khu vực biển Kê Gà, bán kính chừng 20 hải lý. Mặc dù phương tiện nhỏ, đi gần nhưng sản phẩm đánh bắt được cũng khá đa dạng. Theo đó, một chuyến biển với 2 lao động, gồm 1 người chèo thúng, 1 người thả lưới thay nhau thì một đêm có thể thu về 200.000 - 300.000 đồng, đánh bắt chủ yếu là ghẹ, mực, cá… Điểm lợi nhất của ngư dân làm nghề thúng chai chính là không tốn kém chi phí đá lạnh, xăng dầu nên đánh bắt được bao nhiêu lãi bấy nhiêu”, anh Biên cho biết.

Ngày nay, ngoài những làng nghề truyền thống đan thúng chai thì ở Bình Thuận, ngư dân còn sử dụng thúng làm bằng nhựa composite, chất lượng tốt, nhẹ, tiện bảo quản và đặc biệt là không sợ chìm.

Trước đây, do cảng Kê Gà được Nhà nước quy hoạch làm nơi vận chuyển bô-xít phục vụ xuất khẩu nên ngư dân làm nghề thúng chai phần thì bỏ nghề, phần phải bán thúng, hùn nhau mua ghe thuyền lớn tiếp tục ra khơi, một số thì xuôi xuống dưới vùng biển Hàm Tân, La Gi để tiếp tục đánh bắt, khai thác hải sản. Có lúc người ta nghĩ, một ngày nào đó, chiếc thúng chai quen thuộc sẽ không còn xuất hiện ở Kê Gà. Tuy nhiên, sau mấy năm thăng trầm, nay ngư dân Kê Gà được quay trở lại với nghề truyền thống đặc trưng của mình.

Hạnh phúc đời lộng

Hiện nay, ngư dân làm nghề thúng chai không chỉ bám biển ven bờ mà do nhu cầu của cuộc sống, nghề thúng chai cũng có thể vươn khơi, tham gia đánh bắt ở những ngư trường cách bờ hàng trăm hải lý. Ông Nguyễn Văn Tài, người làm nghề thúng chai thuộc loại lâu đời nhất Kê Gà cho biết: “Khi cảng Kê Gà được quy hoạch để đón tàu ghe công nghiệp thì các loài hải sản như cá, tôm, ghẹ, mực,... giảm đi nhiều do ô nhiễm môi trường; dòng chảy, hướng nước trong khu vực ven bán đảo Hòn Bà bị thay đổi khá nhiều khiến cho nghề biển, nhất là thúng chai, bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngư dân nơi đây vẫn cố gắng gắn bó với nghề. Theo đó, ngư dân chỉ cần liên kết với nhau (cứ khoảng 20 chiếc thúng chai liên kết với 1 chiếc ghe lớn cỡ 45 mã lực) là có thể cùng nhau vào lộng để đánh bắt. Với phương thức này, chiếc ghe lớn sẽ chở những chiếc thúng chai tới ngư trường, sau đó các thúng chai tự do vào lộng, đánh bắt tùy ý mình với bán kính một vài hải lý, thường xuyên liên lạc với nhau bằng bộ đàm, khai thác xong lại tập hợp nhau để cùng lên ghe quay về đất liền. Những chuyến ra khơi, vào lộng như vậy thường kéo dài 2 - 3 ngày, tùy từng ngư trường.

“Ưu điểm của mô hình liên kết này là ngư dân vẫn phát huy được sở trường sử dụng thúng chai, khai thác và đánh bắt nhỏ lẻ, tiết kiệm được nhiên liệu (mỗi thúng mất khoảng 100.000 đồng tiền dầu/chuyến) mà lại có thể tới được những ngư trường lớn, có nhiều dòng cá. Sau mỗi chuyến, ngư dân thường đút túi từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng/người. Đây là cách làm sáng tạo, năng động, phù hợp với nhu cầu thực tế, đặc biệt là nhờ “thuyền mẹ” bảo vệ mà các “thúng chai con” không phải lo mưa bão”, ông Tài nói.

Nhìn hàng trăm chiếc thúng nằm úp yên ả trên bãi cát, trong khi ngư dân thì hối hả cân cá, tươi cười nhận những đồng tiền mặn mùi biển cả, chúng tôi cũng thấy vui lây. Hơn bao giờ hết, những mảnh đời thúng chai tuy nhỏ bé nhưng vẫn tìm thấy cho mình sinh kế hữu hiệu, dựa vào biển quê hương như muôn đời cha ông vẫn vậy.

kinhtenongthon.com.vn
Đăng ngày 02/04/2013
đoàn xá
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:39 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:39 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:39 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:39 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:39 23/12/2024
Some text some message..