Những sinh vật biển nhiều màu sắc

Hải quỳ biển, tôm bọ ngựa, sứa mũ hoa hay sên biển là những loài động vật có màu sắc vô cùng bắt mắt và thu hút, nhưng cũng có những chiêu săn bắt mồi rất độc đáo.

hải quỳ

1. Hải quỳ trắng và sao biển

Hải quỳ trắng và sao biển sống ở đại dương có thể phát ra quang phổ nhiều màu sắc thường là những hình phức tạp. Các loài sinh vật biển sử dụng khả năng này để ngụy trang trốn tránh kẻ thù và thích nghi với môi trường sống. Có đến hơn một nghìn loài hải quỳ sinh sống ở đại dương. Tên gọi của loài sinh vật biển không xương này bắt nguồn từ hình dáng giống bông hoa hải quỳ trên cạn. Trong ảnh là một con hải quỳ trắng và sao biển ở vùng biển Columbia

2. Cá Blue Tang

cá blue tang

Cá Bue Tang là loài cá đuôi gai sinh sống chủ yếu ở vùng biển Caribe và thường bơi xung quanh các rạn san hô. Khi trưởng thành, màu sắc của chúng biến đổi từ vàng sáng sang màu xám xanh hoặc tím.

3. Cá hề và cỏ chân ngỗng

cá hề

Thân cá hề có những sọc màu với ba màu chủ đạo và vàng cam, đen và trắng. Chúng thường sống ở giữa những xúc tu có ngòi châm của cỏ chân ngỗng. Đây là nơi trú ngụ có thể bảo vệ cá hề và trứng khỏi những kẻ săn mồi. Cá hề sống trọn đời ở những đám cỏ chân ngỗng, hiếm khi đi xa khỏi nơi trú ẩn dù chỉ một vài mét.

4. Tôm bọ ngựa

tôm bọ ngựa

Tôm bọ ngựa được coi là loài tôm có màu sắc sặc sỡ nhất trong họ nhà tôm. Tôm bọ ngựa hay còn được gọi là sinh vật thế giới bên kia, thường kiếm ăn bằng cách đập con mồi thành từng mảnh với một lực mạnh đủ để phá vỡ một tấm kính. Đôi mắt phồng lên như tên bắn của tôm bọ ngựa được coi là đôi mắt phức tạp nhất trong thế giới tự nhiên.

5. Cá thần tiên

cá thần tiên

Cá thần tiên thu hút người khác với những màu sắc xen kẽ nổi bật trên thân và vây. Đây là loài cá đá ngầm cô độc thường thích bơi một mình hoặc chỉ bơi thành cặp, thích ăn bọt biển và nước biển.

6. Sứa mũ hoa

sua mu hoa

Sứa mũ hoa có hình dáng và màu sắc trong suốt rất bắt mặt, nhưng những tua sứa bị bịt đầu như hoa tử đinh hương có thể cắn vào những vật thể có ý định tấn công rất đau đớn. Loài sứa này được tìm thấy ở ngoài khơi Brazil, Argentina và miền nam Nhật Bản. Xúc tu của chúng có thể cuộn lại và tháo ra dễ dàng, thường được sử dụng để bắt những con cá nhỏ hoặc các nguồn thức ăn khác.

7. Hải quỳ biển

hải quỳ biển

Hải quỳ biển có hình dáng giống một bông hoa hướng dương. Là loài có họ hàng với sứa và san hô, hải quỳ là sinh vật đơn bào dạng ống dạng ngòi châm và thường đợi con mồi xuất hiện ở cụ ly gần để bẫy con mồi trong những những xúc tu có độc.

8. Cá vẹt

cá vẹt

Cá vẹt sống chủ yếu ở những rặng san hô và được biết đến với khả năng thay đổi hình dạng và màu sắc, thậm chí cả giới tính.

9. San hô Noel

san hô neol

San hô có hình dáng và màu sắc rất giống cây thông Noel, thường là nơi trú ẩn của cá bống trong môi trường sống chung là rạn san hô. San hô thường phát triển mạnh ở những vùng nước nông ở biển nhiệt đớ

10. Sên biển

sên biển

Những con sên biển có màu sắc tươi sáng và tương phản khá bắt mắt. Chúng được tìm thấy ở những rạn san hô ở sâu đại dương, có khả năng cảnh báo kẻ thù bằng phần thịt có độc và không mấy ngon miệng của chính mình. Được trang bị cả hai cơ quan sinh sản của đực và cái, mỗi con sên biển sẽ thụ tinh với con còn lại và cùng sinh ra trứng.

VNExpress, 25/10/2013
Đăng ngày 26/10/2013
thùy linh
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 10:50 13/06/2025

Nguyên liệu lên men: Một xu hướng mới trong dinh dưỡng thủy sản

Thức ăn thương mại đóng vai trò then chốt trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, do chiếm từ 50% đến 70% tổng chi phí sản xuất.

Thức ăn tôm
• 10:50 03/06/2025

Cá thông minh đến mức nào?

Trong một thời gian dài, khả năng nhận thức của cá thường bị đánh giá thấp, phần lớn do các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm – nơi không phản ánh đầy đủ điều kiện sống tự nhiên. Những hạn chế của việc nuôi nhốt, bao gồm cả stress và thiếu kích thích môi trường, có thể làm sai lệch hành vi và hiệu suất nhận thức của cá, từ đó dẫn đến những hiểu biết phiến diện về năng lực trí tuệ của chúng.

Cá
• 10:53 28/05/2025

Ứng dụng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong nuôi trồng đang ngày càng phổ biến. Hai trong số những loài vi khuẩn được ứng dụng rộng rãi là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis – những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và cải thiện môi trường nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 27/05/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 06:28 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 06:28 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 06:28 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:28 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 06:28 18/06/2025
Some text some message..