Nỗi lo nuôi tôm thẻ tự phát ở Cà Mau

Sau nhiều năm gắn bó với con tôm sú nhưng không mang lại thành công, thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Cà Mau chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Loại tôm này được nhiều hộ đánh giá có nguồn thu khá hơn tôm sú. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại tỏ ra lo ngại khi người dân tự ý đẩy mạnh việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng dạng tự nhiên.

nuôi tôm thẻ công nghiệp
Tôm thẻ chỉ được khuyến cáo nuôi dạng công nghiệp mới hiệu quả

Bùng phát trên diện rộng

Khoảng 2 năm nay tại huyện Thới Bình, do khó khăn trong việc nuôi tôm sú nên người dân đã bắt đầu thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong các ao nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa. Sự “xé rào” trên đã “bất ngờ” mang lại lợi nhuận khá cao. Từ đó, phát sinh sang các huyện lân cận như U Minh, Cái Nước... Đặc biệt, sau mùa hạn mặn lịch sử vừa qua tại ĐBSCL tình trạng trên diễn ra càng phổ biến hơn.

Sau gần 1 năm thả nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Dư Hoàng Chơn, ngụ ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cho biết: “Xét về giá trị thì tôm thẻ không bằng tôm sú. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của tôm thẻ cao hơn rất nhiều, ước có thể đạt trên 80%. Đặc biệt, thời gian cho thu hoạch rất ngắn, nhờ đó mà lợi nhuận mang lại cao hơn tôm sú”.

Theo ông Chơn, chỉ cần chưa tới 2 tháng nuôi, tôm thẻ đã cho thu hoạch, trong khi đó, nuôi tôm sú phải mất từ 3 - 4 tháng. Về giá, tôm thẻ loại 50 con/kg, hiện giá cũng 150.000 đồng/kg. Mỗi đợt thả nuôi, nếu thuận lợi, bà con kiếm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/ha là chuyện thường.

Còn ông Hai Đời, ngụ ấp 7, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình, nhận định: “Sau đợt hạn mặn dữ dội đầu năm 2016, gia đình tôi đã cải tạo ao và thả nuôi 2 đợt tôm sú, nhưng thu hoạch chẳng được mấy con. Thấy bà con địa phương nuôi tôm thẻ có đồng ra, đồng vào, nên tôi cũng đánh liều làm theo. Sau hơn 2 tháng nuôi, dù rất ít cho ăn hay chăm sóc… nhưng tôm thẻ vẫn đạt trọng lượng 70 con/kg, giúp tôi thu lời khoảng 25 triệu đồng trên diện tích gần 1ha. Trước hiệu quả của tôm thẻ nên tôi sẽ tiếp tục thả nuôi”.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết: “Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng trong vuông tôm quảng canh và tôm lúa được bà con làm tự phát khoảng 3 năm nay. Diện tích của huyện đã đạt khoảng 8.000ha. Chúng tôi đã báo cáo thực trạng này và đoàn kiểm tra của Bộ NN-PTNT cũng đã về thực địa. Hiện chưa có kết luận là cho hay không cho nuôi. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng là động vật ngoại lai, sức ăn rất mạnh, nếu bà con tiến hành thả nuôi nhiều vụ liên tiếp sẽ khó thành công…”.

Lợi trước mắt, hại lâu dài

Ông Nguyễn Văn Sáu, ở khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh đã có vài năm thả nuôi tôm thẻ chân trắng theo dạng tự nhiên, nhưng nay cảm nhận những khó khăn. Theo ông Sáu, khi mới nuôi tôm thẻ chân trắng ở những vụ đầu tiên thì nhờ môi trường còn tốt, thức ăn trong các ao nuôi tôm sú trước đây phong phú… nên tôm thẻ lớn nhanh và rất đạt về trọng lượng. Tuy nhiên, trải qua vài vụ nuôi đầu thì sau đó các ao tôm gần như không còn thức ăn, tôm thẻ dạng tự nhiên trở nên chậm lớn…

Theo thạc sĩ Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau: “Thời gian qua tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi với hình thức thâm canh và bán thâm canh; trong khi nuôi dạng tự nhiên không phù hợp với chủ trương của Bộ NN-PTNT”.

Ông Huy khuyến cáo, tuyệt đối không nên nuôi tôm thẻ chân trắng trong các ao tôm quảng canh hay ao nuôi tôm - lúa. Lý do, tôm thẻ chân trắng khi được thả nuôi thường xuyên sẽ làm môi trường tự nhiên suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu thất bại trong nuôi tôm thẻ, quay lại nuôi tôm sú sẽ rất khó khăn, do bà con chưa nắm vững kỹ thuật xử lý môi trường. Mặt khác, tôm sú đã khẳng định được giá trị bền vững và là thế mạnh của địa phương. Vì vậy, người dân không nên chạy theo cái lợi trước mắt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về lâu dài…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 13/02/2017
Đăng ngày 13/02/2017
Khánh Hưng
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Thực hiện “3 không” trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 05/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 11:48 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 11:48 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 11:48 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 11:48 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 11:48 08/09/2024
Some text some message..