Nông, thủy sản chật vật tìm đường... xuất ngoại

Xuất khẩu là hướng đi quan trọng, giúp doanh nghiệp (DN) và nông dân chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh đang chật vật trong việc xuất khẩu, vì chưa đáp ứng các quy định của đối tác...

Nông, thủy sản chật vật tìm đường... xuất ngoại
Xuất khẩu tôm đang gặp khó vì không đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của đối tác, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm.

Nhiều rào cản

“Thị trường tiêu thụ nông, thủy sản phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, nên thường xảy ra tình trạng ùn ứ, rớt giá, phải đổ bỏ khi đối tác ngừng thu mua, hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu. Vì vậy, cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, để chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Phùng Tô Long cho biết. Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắc khe của đối tác, trong khi phần lớn nông, thủy sản của Quảng Ngãi chưa đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm (ATTP).

Hiện nay, người dân vẫn chưa thay đổi thói quen sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất. Chính vì vậy, nông sản tuy dồi dào, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, nhưng vẫn không được nhiều thị trường lớn đón nhận.

Còn xuất khẩu thủy sản, nhất là mặt hàng tôm hiện cũng điêu đứng khi thị trường thế giới đã tạm ngưng nhập khẩu tôm nước ta, vì nghi nhiễm vi rút bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. “Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vẫn dùng kháng sinh, hóa chất cấm trong nuôi tôm; DN vẫn dùng các chất bảo quản tôm sau thu hoạch không có trong danh mục được phép ban hành của Bộ NN&PTNT”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đỗ Thị Thu Đông lý giải.

Đảm bảo nguyên liệu

Thực tế hiện nay, người dân và các tổ chức sản xuất đang áp dụng khá nhiều các hệ thống chứng nhận, như: VietGAP, GAP, GlobalGAP, ASC... nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh ATTP, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Thế nhưng, hệ thống này mới chỉ được áp dụng nhiều ở các trang trại quy mô lớn, có liên kết với DN, chưa áp dụng trong chăn nuôi hộ gia đình. Điều này khiến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, nên khó tiếp cận và mở rộng thị phần ở các thị trường mới. Đơn cử như việc xuất khẩu tôm.

Trong khi các thị trường lớn truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ con giống đến thức ăn, vùng nuôi, nhà máy chế biến và khâu phân phối ra thị trường, thì việc nuôi trồng ở tỉnh ta lại diễn ra kiểu “mì ăn liền”. Đó là sử dụng con giống trôi nổi, kém chất lượng; nguồn nước không đảm bảo quy chuẩn; người nuôi tôm lạm dụng các loại thuốc tăng trưởng, kháng sinh trong quá trình nuôi...

Chấn chỉnh tình trạng này, ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương cần phải quy hoạch, tổ chức các chuỗi nuôi trồng, chế biến theo yêu cầu, chứng nhận của từng thị trường cụ thể. Bên cạnh đó, cần khuyến khích người dân, DN liên kết chuỗi sản xuất theo hướng bền vững về mặt môi trường, xã hội và tăng cường gắn kết người sản xuất quy mô nhỏ với toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm.

Đối với các DN tham gia vào chuỗi sản xuất, cần thường xuyên đào tạo cho công nhân, người lao động trong việc thực hành quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm; đồng thời tích cực cập nhật và chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn chất lượng mới, nhu cầu thị trường, để có chiến lược phát triển phù hợp.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 30/05/2019
Mỹ Hoa
Kinh tế

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 16:33 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 16:33 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:33 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 16:33 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:33 16/04/2024