Nuôi bạch tuộc vằn tí hon để phục vụ nghiên cứu khoa học

Để nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của ngành sinh học, nhiều thế hệ các nhà khoa học vẫn phải dựa vào một số ít loài sinh vật như ruồi giấm, cá bơn sọc (zebrafish), chuột,… Đặc điểm chung của chúng là có vòng đời ngắn, kích thước cơ thể nhỏ và có thể được lai tạo qua nhiều đời trong phòng thí nghiệm.

bạch tuộc vằn tí hon
Một con bạch tuộc vằn tí hon mới nở trong phòng lab nghiên cứu nuôi các loài thân đầu (CML) tại MBL, Woods Hole, tiểu bang Massachusetts. Ảnh tonmo

Việc nuôi bạch tuộc, bao gồm loài O. chierchiae (bạch tuộc vằn tí hon), hiện vẫn là một thách thức lớn. Trong một công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Sinh học Biển (MBL) thuộc Đại học Chicago (Mỹ) đã giới thiệu phương pháp nuôi O. chierchiae thành công do họ phát triển.

bạch tuộc vằn tí hon
Kích thước của nó tại thời điểm này chỉ bằng hạt gạo và sẽ phát triển tối đa (tương đương quả nho) trong vòng 6 tháng. Ảnh: Tim Briggs

“Bạch tuộc vằn tí hon sở hữu một số đặc tính sinh học riêng khiến chúng rất được quan tâm và phù hợp với mục đích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm so với những loài bạch tuộc khác”, Bret Grasse – người phụ trách chương trình Cephalopod Operations tại MBL và là đồng tác giả bài báo – cho biết.
bạch tuộc vằn tí hon
Một con O. chierchiae trưởng thành.
Khác với hầu hết sinh vật thuộc lớp chân đầu (cephalopod) như bạch tuộc, mực, mực nang,… O. chierchiae, còn được gọi là “bạch tuộc Thái Bình Dương ít sọc”, chia sẻ nhiều đặc điểm tương đồng [hữu ích] với các đối tượng phục vụ nghiên cứu, chẳng hạn chúng có kích thước cơ thể [khi trưởng thành] rất nhỏ,… Anik Grearson, cựu thực tập sinh tại MBL và là thành viên nhóm nghiên cứu, lý giải: “Phần lớn bạch tuộc đều có vòng đời tương đối ngắn. Chúng chỉ sinh sản một lần rồi bắt đầu già yếu và chết khá nhanh. Nhưng không như những loài bạch tuộc khác, O. chierchiae cái có thể đẻ vài lứa, từ 30-90 trứng, trong suốt giai đoạn sinh sản của nó.”
bạch tuộc vằn tí hon
Một con O. chierchiae trưởng thành bên trong chiếc vỏ trông khá giống ốc sên. Ảnh: Tim Briggs
“Chúng tôi có thể thúc cho chúng giao phối và tính toán chính xác thời điểm đẻ trứng cùng thời gian ấp nở để nuôi bạch tuộc con với tỷ lệ sống tương đối cao so với các loài bạch tuộc khác,” Grearson nói. Bên cạnh điều này, chính kích thước nhỏ, tính lưỡng hình giới tính và lịch trình sinh sản có thể dự báo được là những đặc điểm khiến O. chierchiae dễ dàng trở thành ứng viên phù hợp cho các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
nghiên cứu
Anik Grearson, đồng tác giả nghiên cứu đang thao tác trong phòng thí nghiệm.
SciTech Daily
Đăng ngày 30/12/2021
Hải Đăng
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:25 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:25 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:25 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:25 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:25 16/11/2024
Some text some message..