Nuôi cá Koi trong lồng bè

Tưởng như chỉ sống được ở môi trường với nhiều điều kiện khắt khe về nhiệt độ, hàm lượng oxy, độ pH… nhưng tại Quảng Ngãi, cá Koi đang được nuôi ngay trong lồng bè trên dòng sông Trà Khúc và mang lại thu nhập khá cho người dân.

cá Koi nuôi lồng bè
Cá Koi được thả nuôi trong lồng bè trên sông Trà Khúc.

Cá cảnh nuôi trong lồng bè

Gia đình anh Đinh Anh Tuấn (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) là một trong những hộ tiên phong nuôi cá Koi (cá chép Nhật Bản) trong lồng bè trên dòng sông Trà Khúc.

“Đam mê cá Koi nên đầu tiên mình chỉ có ý định nuôi chơi, sau đó có lần đi tham quan một số mô hình nuôi cá ở tỉnh khác nên về thử áp dụng, tận dụng bè cá của gia đình để thả nuôi”, anh Đinh Anh Tuấn chia sẻ.


Anh Tuấn kiểm tra bè nuôi cá Koi.

Theo anh Tuấn, cá Koi thông thường kén môi trường sống, còn ở trên sông Trà, rất khó để can thiệp vào môi trường nước nên cũng có lúc xảy ra trường hợp cá chết.

“Để cá sống được với nước sông Trà Khúc, lúc mới mua giống về phải thả trong hồ nuôi trong nhà, dẫn nước sông Trà lên cho cá tập làm quen, sau một thời gian mới thả xuống lồng bè”, anh Tuấn nói.

Cùng chăm sóc cá Koi với anh Tuấn là bố anh, ông Định Quang Tiến chia sẻ: “Cá Koi thường sống ở môi trường rất khó, nhưng nuôi thử thì thấy cũng được. Chỉ lo nhất là thời điểm nắng nóng cao điểm và kéo dài, chỉ cần trên 35 độ là đã thấy hiện tượng cá ngáp, phải lo sục oxy và che mát”.

Về thức ăn, theo ông Tuyến cũng không quá khó, chủ yếu thức ăn tươi là cá, còn không thì chỉ cần cho ăn cám, mỗi ngày cho ăn 1 lần.

Ngoài lồng bè nuôi riêng cá Koi, hiện tại gia đình anh Tuấn còn nuôi ghép cá Koi và cá chình. Ở trong bè nuôi ghép này, cá Koi sẽ ăn phần thức ăn thừa của cá chình. Và thực tế qua một khoảng thời gian thì thấy cá Koi và cá chình vẫn sinh trưởng bình thường.

Nhiều triển vọng về kinh tế

Ông Tuyến khẳng định: “Về kinh tế thì chắc hắn không có loài nào qua được cá Koi”. Được biết, hiện giá bán cá Koi trên thị trường được liệt vào hạng đắt đỏ với mức bình quân 600.000- 700.000 đồng/kg.


Cá Koi trong lồng bè.

Khác với các lọai cá thịt thông thường, cá Koi kích thước càng lớn giá trị càng cao. Lần xuất bán gần đây, ông Tuyến đã bán một lượng lớn cá Koi cho 1 quán cà phê trên địa bàn TP Quảng Ngãi, mang lại lợi nhuận kha khá cho gia đình.

Theo chia sẻ của người nuôi, hiện tại mới ở giai đoạn thử nghiệm nên số lượng cá thả nuôi vẫn chưa nhiều, khoảng 300 con, sau môt thời gian nuôi thấy ổn và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và nhân rộng, thả nuôi số lượng nhiều hơn.

“Thời gian qua nhiều hộ dân ven sông Trà Khúc có nuôi nhiều lọai cá thương phẩm như cá chình, trắm cỏ, chạch lấu. Ngoài ra, các hộ dân cũng nghiên cứu nuôi cá mới, nhất là cá chép Nhật Bản, qua thời gian thấy được cá koi hợp với môi trường và nguồn nước trên sông Trà Khúc, nhiều hộ nuôi và cho thu nhập cao”, ông Nguyễn Thành Vy - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Sơn cho biết.

Kinh tế & Đô thị
Đăng ngày 18/12/2019
Nghiêm Hà
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 08:55 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 08:55 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:55 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 08:55 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 08:55 18/12/2024
Some text some message..