Nuôi cá tầm - hướng đi đem lại giá trị kinh tế cao

Hồ Đa Mi (Bình Thuận) đẹp như một nàng tiên. Nàng tiên ấy huyền ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt với những người thích mộng mơ. Nước Đa Mi xanh, nắng Đa Mi cũng trong vắt, không khí mát rượi của cao nguyên như được gói đem hết về Đa Mi.

Nuôi cá tầm - hướng đi đem lại giá trị kinh tế cao
Cá tầm được nuôi lớn giữa hồ nước Đa Mi mênh mông.

Cải thiện đời sống người dân

Đa Mi nằm giữa Đà Lạt và Phan Thiết, cách thị xã Bảo Lộc gần 60 km. Để đến Đa Mi, người ta phải băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo. Đa Mi heo hút, chỉ có 10 hộ dân sinh sống, đời sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào con tôm cái tép đánh bắt được. Cơ duyên bắt đầu khi Công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam nhìn thấy ở hồ những giá trị đặc biệt không nơi nào có được. Hồ Đa Mi mát lành, rộng gần 700ha, nhiệt độ ổn định tương đối dưới mức 20 độ C, gần như nguyên sơ trong lành, không chịu tác động của con người. Những điều kiện đó chính là các “chỉ số vàng” để nuôi cá tầm, loài cá đem lại giá trị rất cao, đặc biệt trứng cá quý hiếm là thứ được giới nhà giàu thế giới săn tìm, lại chỉ thích ứng được trong môi trường nước mát lành, không ô nhiễm. Ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tầm long Đa Mi, thuộc Tập đoàn Cá tầm Việt Nam, kể cho chúng tôi nghe về hành trình đưa cá tầm Nga về hồ thủy điện Đa Mi. Hành trình đó bắt đầu từ năm 2007 khi mỗi con cá tầm có giá tới cả chỉ vàng mà Việt Nam lại chẳng có chuyên gia thủy sản nào về giống cá này. Thế rồi vừa canh cá tránh mất trộm, vừa thuê chuyên gia bạn với giá cao ngất ngưỡng, lại vừa nỗ lực không ngừng học hỏi, cuối cùng đàn cá tầm Nga cũng đã ở lại được với hồ Đa Mi.

Dẫn chúng tôi xuống hồ thăm cá, tự tay vớt cá con kiểm tra cá đủ tiêu chuẩn lớn so với ngày tuổi chưa, ông Khải còn có biệt tài nhìn và biết cá đó ăn đủ không.  Ít ai biết, người đàn ông để cả vợ con lại Nha Trang, ngày ngày đắm đuối với cá ở Đa Mi vốn là dân học ngoại ngữ. Ông cho biết, tại hồ thủy điện Đa Mi, công ty đang có gần 200 lồng vuông và hơn 100 lồng tròn với tổng diện tích mặt nước nuôi cá là 27.000m2 với khoảng 800.000 con cá tầm. Mỗi lồng cá tầm được thiết kế rộng khoảng 50m2 và có độ sâu chừng 5m. Trong đó có cả những con cá tầm lớn đến vài chục ki-lô-gam, thậm chí cả những giống cá trắng quý hiếm nhất thế giới. Bằng việc nuôi trong nguồn nước sạch, sử dụng thức ăn tự nhiên, cá tầm thương phẩm của tập đoàn được các chuyên gia thế giới đánh giá cao về chất lượng… Từng đó thôi cũng đã chứng minh vị thế của Việt Nam trên thị trường cá nước lạnh thế giới.

Phục vụ người Việt

Không dừng lại ở việc nuôi cá thương phẩm, công ty đã nghiên cứu sản xuất được thức ăn cho cá vốn trước kia phải nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Điều này giúp hạ giá thành sản phẩm xuống tới gần 1/3, chủ động bảo đảm nguồn cung. Đặc biệt hơn, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga và sự nỗ lực của các kỹ sư thủy sản giàu kinh nghiệm, trại ươm giống của tập đoàn tại đập tràn hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), cá tầm của tập đoàn đã ấp nở và làm giống thành công. Đây là yếu tố then chốt để Tập đoàn Cá tầm Việt Nam giành chiến thắng với cá tầm nhập lậu của Trung Quốc tại miền Nam và bắt đầu những bước đi chắc chắn tiến ra thị trường miền Bắc.

Trở ra Đà Lạt, con đường dẫn chúng tôi vòng qua những vạt hoa dã quỳ vàng ruộm, sắc hồng tím của mai anh đào đón chúng tôi. Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam, đơn vị có nhiệm vụ lai tạo giống của tập đoàn, nằm ngay bên hồ Tuyền Lâm xinh đẹp. Bà Ngô Thị Kim Phụng, Giám đốc Công ty cho biết: “Nếu những ngày đầu mới thành lập công ty, việc nghĩ đến cá tầm Việt Nam có thể cho trứng thương phẩm hay ươm được giống là một giấc mơ xa xỉ. Mà xa xỉ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trứng cá tầm là thứ đồ ăn sang trọng, là giấc mơ sản xuất được của bất cứ doanh nghiệp nuôi cá tầm nào. Nhưng nuôi cá tầm đã khó, để cá tầm ra trứng, đẻ con lại còn khó khăn gấp bội. Hiện nay, công ty đã chủ động được hoàn toàn quy trình. Cá tầm ở hồ Tuyền Lâm chúng tôi được nuôi theo quy trình khoa học chặt chẽ. Những con cá tầm đạt từ 8 năm tuổi trở lên được nuôi trong điều kiện chăm sóc đặc biệt mới có thể cho trứng. Trứng cá tầm mang thương hiệu Caviar de Đuc của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam chúng tôi đã có mặt ở hầu hết các hệ thống khách sạn 5 sao tại Việt Nam cũng như đã được xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế như Singapore, Nhật, Pháp… Đặc biệt hơn, chúng tôi bây giờ còn xuất khẩu cả trứng cá cho Nga, quê hương và chỉ toàn thực khách sành ăn loại trứng cá tầm thượng hạng. Trại giống Đà Lạt hằng năm còn sản xuất từ 1,5-2 triệu con giống cung cấp cho các hồ nuôi thương phẩm trong cả nước”…

Chủ động hoàn toàn quy trình, không khó hiểu tại sao, nhiều du khách nước ngoài khi đến Nha Trang, Đà Lạt… lại săn tìm cá tầm để làm quà mang về. Ông Lê Anh Đức,Tổng giám đốc Công ty cổ phần cá tầm Việt Nam dường như không muốn dừng lại ở đó mà mong muốn góp phần nâng tầm thưởng thức ẩm thực cho người Việt. Để thứ đồ ăn xa xỉ thế giới sẽ trở thành món ăn không quá khó tìm ở Việt Nam, phục vụ được nhiều người Việt hơn. Sau 10 năm, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã phát triển được 5 cơ sở nuôi trồng tại Việt Nam gồm: Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk và Sơn La, tổng diện tích nuôi trồng khoảng 80.000m2 mặt nước với 3 triệu con cá tầm. Hiện sản lượng cá thương phẩm của toàn tập đoàn đạt trên dưới 1.000 tấn/năm, cá cái sẵn sàng cho trứng khoảng 500 tấn. Ông Nguyễn Văn Khải cho biết, năm 2018, Tập đoàn tiếp tục triển khai thêm 2 dự án tại Lạc Dương (Đà Lạt) và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cũng như tiếp tục mở rộng hồ nuôi Đa Mi (Bình Thuận), Đắk Lắk cùng Sơn La tăng gấp 2 lần diện tích nuôi trồng mặt nước, đưa tổng diện tích mặt nước nuôi trồng lên 160.000m2 và 5 triệu con cá tầm.

Báo QĐND
Đăng ngày 28/01/2019
Huy An
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 15:47 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 15:47 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 15:47 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 15:47 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 15:47 24/04/2024