Nuôi ghép tôm càng xanh - cua lông nước ngọt cho kết quả khả quan

Khả năng áp dụng công nghệ và lợi nhuận thu được từ hệ thống nuôi ghép tôm càng –cua lông nước ngọt đầy triển vọng.

cua lông nước ngọt
Cua cà ra (Eriocheir sinensis). Ảnh Newsestroreck

Tôm càng (Macrobrachium nipponense) có nguồn gốc từ Trung Quốc, là loài tôm thương phẩm quan trọng, phân bố rộng rãi ở các vùng nước ngọt và cửa sông có độ mặn thấp. Đây là loài có khả năng chịu đựng cao trong các môi trường khác nhau, khả năng sinh sản cao, hiện được coi là một trong hai loài tôm nuôi quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc. 

Tôm càng có thể được nuôi trong một hệ thống nuôi đơn hoặc trong một hệ thống nuôi ghép cùng với nhiều loài cá hoặc động vật giáp xác khác bao gồm cả cua. Trong đó, cua cà ra (Eriocheir sinensis) là một loài cua lông nước ngọt bản địa phân bố rộng rãi khắp khu vực phía đông của Trung Quốc. Năm 2018, sản lượng của nó đạt hơn 756.800 tấn, chiếm khoảng 22% tổng số loài giáp xác được nuôi trong nước đem lại 10 tỷ đô la lợi ích kinh tế mỗi năm. 

Trong nhiều trường hợp, nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, nông dân nên phát triển hệ thống nuôi ghép để nâng cao năng suất cũng như tiếp tục duy trì sinh kế của họ, đặc biệt ở nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, các loài “ứng cử viên” cho mô hình nuôi ghép là một điểm quan trọng cần xem xét kĩ lưỡng. 

Ngoài ra, người nông dân có thể tăng năng suất và lợi nhuận của họ thông qua việc áp dụng các công nghệ mới. Các phương pháp cải tiến như mô hình nuôi cá trong ruộng lúa, sử dụng phân bón có thể phân hủy sinh học, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, hệ thống công nghệ sinh học biofloc (BFT), hệ thống tuần hoàn, chế phẩm sinh học, v..v.. Tuy nhiên, hầu hết nông dân có xu hướng sử dụng các kỹ thuật nuôi truyền thống. Điều này đặt ra câu hỏi là làm thế nào người nông dân có thể cải thiện phương thức nuôi tôm, cua hoặc các loài khác để đạt được nhiều lợi nhuận hơn nữa?

Do đó, nghiên cứu được thực hiện để xem xét, xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào hệ thống nuôi ghép tôm càng - cua lông nước ngọt và phân tích lợi nhuận kinh tế của mô hình này. 

nuôi ghép
Hệ thống nuôi ghép tôm càng - cua lông nước ngọt. Ảnh minh họa.

Dữ liệu cũng như những thông tin cần thiết được thu thập thông qua các chuyến thăm khảo sát thực tế tại ba quận thuộc tỉnh Anhui, Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020. Những người được hỏi đều là nông dân, chủ sở hữu các trang trại cá nhân của họ, hoặc các trang trại thuộc một nhóm cá nhân mà họ đặc biệt chịu trách nhiệm. 

Kết quả phân tích chứng minh rằng mô hình nuôi ghép tôm càng – cua lông nước ngọt đem lại lợi nhuận đáng kể, giảm chi phí đầu vào, góp phần giảm thiểu tác động sinh thái, cải thiện năng suất và chất lượng nước góp phần đa dạng hóa sự bền vững trong ngành nuôi trồng thủy sản. 

Những đề xuất được khuyến nghị để thúc đẩy nông dân đổi mới công nghệ nuôi trồng thủy sản và áp dụng nó bao gồm 

(1) Khuyến khích nông dân mua bảo hiểm có thể giúp giảm mức độ phức tạp hiện tại và nhận thức rủi ro tương đối về công nghệ khi họ cần quyết định và đầu tư vào nó; 

(2) Tăng cường sự hỗ trợ, chính phủ không chỉ nên tăng cường hỗ trợ tài chính cho nông dân mà còn phải quan tâm hơn đến việc cấp vốn cho các tổ chức khuyến nông nuôi trồng thủy sản nông thôn;

(3) Đầu tư vào giáo dục đại học nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lĩnh vực này. Trong tương lai, ngành nuôi trồng thủy sản sẽ cần giới thiệu một số lượng lớn nhân tài trẻ và có trình độ học vấn cao để tạo nên sức sống cho ngành;

(4)  Khu vực tư nhân cũng nên khuyến khích nông dân tiếp cận nhanh hơn với các công nghệ mới.

Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản vẫn được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội mặc dù tác động của đại dịch COVID-19 tiếp tục chi phối triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu. Vì vậy, việc phát triển hơn nữa các công nghệ quan trọng và tăng cường hỗ trợ của chính phủ là quan trọng để giải quyết các vấn đề trong tương lai và cũng để cải thiện lợi nhuận nuôi trồng thủy sản. 

Đăng ngày 17/11/2021
Uyên Đào
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:03 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 14:03 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 14:03 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 14:03 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 14:03 24/04/2024