Nuôi nghêu không còn là "đem tiền bỏ biển"

Trước đây, khi nói đến nghề nuôi nghêu, người dân xứ biển Trà Vinh ví như việc "đem tiền bỏ biển". Lý do là việc nuôi nghêu sau khi thả giống là phó mặc cho biển cả mênh mông, tuy nhiên việc này đã thay đổi, sau hơn 5 năm thành lập đi vào sản xuất.

thu hoạch nghêu
Bà con nông dân đang thu hoạch nghêu. (Nguồn: tuyengiaotiengiang.vn)

Hợp tác xã nuôi nghêu Thành Đạt, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh), thật sự là “bà đỡ” mưu sinh cho những hộ dân nghèo. Những năm qua, bằng tình đoàn kết, tương trợ nhau sản xuất, hợp tác xã không ngừng ăn nên làm ra, giúp đỡ các xã viên thoát nghèo, nhiều người vươn lên làm giàu.

Ông Trần Văn Đã, Chủ nhiệm hợp tác xã nuôi nghêu Thành Đạt cho biết, vụ nghêu năm nay, hợp tác xã thả nuôi 32 tấn nghêu giống. Tính đến thời điểm này, ước tính sản lượng nghêu sẽ thu hoạch được hơn 350 tấn nghêu thương phẩm. Nếu giá nghêu ổn định ở mức 20.000 đồng/kg như hiện nay thì xã viên được chia lợi nhuận thấp nhất là 10 triệu đồng, người cao nhất có thể được tới 50 – 60 triệu đồng.

Năm 2010, để giúp những hộ nghèo không có đất nuôi trồng thủy sản, UBND xã Hiệp Thạnh đã vận động một số hộ có vốn đứng ra làm Hội đồng quản trị để thành lập hợp tác xã nuôi nghêu và được UBND huyện Duyên Hải giao 400 ha đất bãi bồi ven biển để sản xuất. Trách nhiệm được đặt ra với ban quản lý Hợp tác xã Thành Đạt lâm thời là phải vận động được 80% xã viên tham gia là những hộ nghèo. Tuy được tạo điều kiện thuận lợi nhưng vài năm đầu chỉ có hơn chục hộ tham gia vào hợp tác xã. Số hộ nghèo còn lại ở địa phương ai cũng sợ nuôi nghêu không hiệu quả, “đem tiền bỏ biển” rồi mang nợ.

Vốn sản xuất không nhiều và chưa có kinh nghiệm nên vụ nuôi đầu tiên tổ hợp tác chỉ thả nuôi hơn 15 tấn nghêu giống trên diện tích 30 ha. Nhờ bãi nuôi mới, môi trường nước tốt và ổn định, tỷ lệ thả nghêu giống thưa nên vụ nghêu đầu tay của hợp tác xã thắng lớn. Mỗi tổ viên có cổ phần góp vốn ít nhất 5 triệu đồng được chia lãi đến 7 triệu đồng.

Thấy tổ hợp tác làm ăn đạt hiệu quả, những hộ nghèo không tham gia trước đây lần lượt xin gia nhập. Với mục tiêu giúp đỡ hộ nghèo làm ăn nên hợp tác xã đều đón nhận. Tính đến nay, Hợp tác xã nuôi nghêu Thành Đạt đã có 144 hộ thành viên, nguồn vốn sản xuất từ hơn 900 triệu đồng nay tăng lên hơn tỷ đồng/năm.

Tiếp nhận thêm nhiều hộ nghèo làm xã viên, để cùng “Thành Đạt” như đúng với tên gọi, từ năm 2011, Hội đồng quản trị hợp tác xã đã đứng ra bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho mỗi xã viên 3 triệu đồng để tăng nguồn vốn cổ phần sản xuất. Khoản lãi suất tiền vay ngân hàng được hợp tác xã chi trả từ nguồn tận thu các loài thủy sản khác trên bãi nghêu như sò huyết, vộp, cá… Nhờ vậy mà 4 năm nay, hợp tác xã đã mở rộng diện tích bãi nuôi nghêu để tăng lượng nghêu giống thả nuôi hàng năm hơn 30 tấn.

Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, Hợp tác xã Thành Đạt tranh thủ sự giúp đỡ của Đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn và thuê 22 xã viên là người nghèo bảo vệ và quản lý bãi nghêu, tránh tình trạng khai thác trộm. Mỗi xã viên bảo vệ bãi nghêu được trả 2,5 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy, xã viên nghèo không phải đi làm thuê bên ngoài, cuộc sống gia đình được cải thiện ổn định.

Anh Nguyễn Thanh Tùng trú tại ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh là xã viên của hợp tác xã cho biết, g ia đình anh có 4 nhân khẩu, không có đất sản xuất, được Ban quản lý hợp tác xã vận động tham gia làm xã viên mà kinh tế gia đình nay đã ổn định. Từ nguồn vốn chỉ 1 triệu đồng ban đầu nay anh đã tăng được nguồn vốn cổ phần lên 10 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn được hợp tác xã thuê bảo vệ và quản lý bãi nghêu với mức lương trung bình 2,5 triệu đồng/tháng.

Với mục tiêu làm ăn là tất cả vì lợi ích chung nên những năm qua, Hợp tác xã Thành Đạt không chỉ chăm lo đời sống cho xã viên mà còn tích cực đóng góp cho chương trình an sinh xã hội địa phương. Mỗi năm, các xã viên đều thống nhất trích nguồn lợi nhuận 70 triệu đồng để xây nhà tình thương và tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học.

Có phương thức hoạt động và kinh nghiệm sản xuất đạt hiệu quả, Hợp tác xã nuôi nghêu Thành Đạt đang có kế hoạch mở rộng thêm diện tích bãi nuôi trong mùa vụ tới.

Ông Trần Văn Đã, Chủ nhiệm hợp tác xã cho biết: “Ngay từ khi thành lập, mục đích của hợp tác xã đã định rõ là cộng đồng sản xuất giúp nhau thoát nghèo. Vì vậy, hợp tác xã không thể dừng lại ở kết quả hiện tại mà tiếp tục nỗ lực phát triển sản xuất để giúp xã viên tiến thêm bước mới là có cuộc sống tốt hơn hiện tại”./.

TTXVN/CPV, 12/10/2015
Đăng ngày 15/10/2015
Phúc Sơn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:10 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:10 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:10 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:10 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:10 12/09/2024
Some text some message..