Nuôi ốc hương công nghiệp mật độ siêu dày

Ốc hương là loài có giá trị kinh tế cao, nhưng những năm qua tại các tỉnh miền Trung người dân ồ ạt thả nuôi , nuôi không đúng kỹ thuật dẫn đến dịch bệnh tràn lan.

Nuôi ốc hương công nghiệp mật độ siêu dày
Nuôi ốc hương trong bể việc kiểm tra kiểm soát đơn giản, tiện lợi.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) đang tiến hành triển khai nghiên cứu nuôi ốc hương theo hình thức công nghiệp, quản lý được dịch bệnh: Nuôi trong bể, nghiên cứu thức ăn công nghiệp và tạo con giống chất lượng…

Nuôi ốc hương trong bể siêu năng suất

Nghề nuôi ốc hương khá phát triển tại các tỉnh ven biển miền Trung, tuy nhiên, những năm gần đây gặp khó khăn do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh.

Để tìm ra hình thức nuôi mới nâng cao năng suất, giảm dịch bệnh, các nhà khoa học Viện III đã tiến hành nuôi thử nghiệm ốc hương trong bể xi măng theo hình thức công nghiệp.

Mô hình nuôi ốc hương công nghiệp trong bể có hệ thống máy lọc nước tuần hoàn kép kín, tức là nước trong bể nuôi được thu gom xử lý bằng hệ thống lọc làm sạch nước, sau đó nước được bổ sung oxy nguyên chất bơm trở lại bể nuôi liên tục.

Ưu điểm của mô hình là sau 3 – 5 ngày mới phải thay nước một lần (nuôi theo hình thức phổ thông hiện nay hàng ngày phải thay nước) đồng thời cho phép nuôi với mật độ siêu dày, đặc biệt không dùng hóa chất và kháng sinh hoặc có thì rất ít giúp sản phẩm chất lượng, đảm bảo ATVSTP.

Ấn tượng nhất nuôi ốc hương trong bể theo hình thức công nghiệp đó là nuôi được với mật độ siêu dày, mô hình thử nghiệm tại Trung tâm giống Hải sản miền Trung (Viện III), thả con giống với mật độ lên tới 2.500 con/m2 (thông thường nuôi ngoài ao theo khuyến cáo mật độ chỉ từ 200 – 300 con/m2), dù với mật độ dày nhưng ốc hương vẫn rất nhanh lớn, tỷ lệ sống cao đạt trên 80%, ít dịch bệnh.

Kết quả cho thấy chỉ sau hơn 4 tháng nuôi, ốc hương đã đạt trọng lượng 170 con/kg, năng suất đạt đến 13kg/m2, với năng suất này ở Việt Nam chưa từng chạm mốc, trong khi đó tại các ao nuôi ốc hương hiện nay người dân phải mất 7 - 8 tháng mới cho thu hoạch.

Từ kết quả này, các nhà khoa học Viện III đã nhân rộng mô hình nuôi thử nghiệm ra 2 bể, mỗi bể có diện tích 54m2. Mật độ thả từ 2.200 – 2.500 con/m2.

Đến nay, thời gian nuôi đã được 2 tháng, dù nuôi với quy mô bể lớn nhưng tỷ lệ ốc sống vẫn đạt trên 85%, lớn nhanh và không bị dịch bệnh, ốc hương đã đạt trọng lượng 1.000 con/kg, dự kiến sau 4 tháng nuôi trọng lượng đạt 120 – 150 con/kg, để đạt kích cỡ 70 con/kg dự kiến thời gian nuôi 6 tháng.

Theo Viện III, nuôi ốc hương trong bể theo hình thức công nghiệp đang trong quá trình thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy trình kỹ thuật.

Để có quy trình kỹ thuật chuẩn cần tiếp tục nuôi thêm một số vụ nữa, mục tiêu hướng đến đạt 13 - 15kg/m2.

Nuôi ốc hương trong bể xi măng giúp dễ quản lý về môi trường nuôi, dễ quản lý dịch bệnh, dễ chăm sóc cũng như hạ thấp chi phí đầu tư thức ăn mà năng suất vẫn cao vượt trội, đây là hướng nuôi cần phải được nghiên cứu sâu và triển khai nhân rộng trong bối cảnh nuôi ốc hương ngoài ao bị dịch bệnh tràn lan hiện nay.

ThS Hoàng Văn Duật, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và Chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện III) cho biết: Nuôi ốc hương trong bể có nhiều ưu điểm, người nuôi đỡ vất vả, ít tốn công, hàng ngày không phải lặn xuống đáy ao kiểm tra ốc hương, nền nhiệt độ luôn ổn định vì có mái che.

Với mực nước nuôi ốc hương trong bể chỉ khoảng 30cm nên dễ kiểm soát, người nuôi có thể nhìn thấy rõ ốc khỏe hay yếu, ốc có ăn hay không để có biện pháp xử lý kịp thời, bên cạnh đó nhờ có hệ thống máy lọc nước sinh học tuần hoàn khép kín nên quản lý được chất lượng nước do vậy ít dịch bệnh hơn, nhanh lớn hơn và năng suất cao hơn.  

Sản xuất thức ăn công nghiệp

Cũng như tôm hùm, thức ăn của ốc hương là cua, cá, tôm, ghẹ, chính nguồn thức ăn tươi này rất rễ lây bệnh từ thức ăn sang ốc hương, mặt khác thức ăn tươi còn gây ra ô nhiễm nguồn nước làm ốc hương bị dịch bệnh. Do đó việc nghiên cứu ra loại thức ăn công nghiệp cho ốc hương là vấn đề cấp thiết.

ốc hương, nuôi ốc hương, mô hình nuôi ốc hương, bệnh ốc hương

Nuôi ốc hương trong bể với mật độ siêu dày.

ThS Hoàng Văn Duật cho biết: Hiện nay chúng tôi đang triển khai đề tài nghiên cứu khoa học sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương. Đến nay đề tài đã triển khai bước sang năm thứ hai, những kết quả bước đầu được đánh giá rất tốt.

Theo đó thức ăn công nghiệp của ốc hương dạng bột, trước khi cho ăn làm ẩm thức ăn rồi vo thành viên để không bị hòa tan trong nước.

Thức ăn công nghiệp cho ốc hương gồm nhiều thành phần như: Bột cá, bột giáp xác, bột ngũ cốc và một số khoáng chất, vitamin... Loại thức ăn này đang được đưa vào sử dụng thử nghiệm cho thấy hiệu quả hơn hẳn thức ăn tươi sống theo cách nuôi truyền thống, ốc hương tăng trưởng nhanh và ít bệnh hơn, giá thành thấp hơn hẳn.  

Nghiên cứu con giống chất lượng

ốc hương, nuôi ốc hương, mô hình nuôi ốc hương, bệnh ốc hương

Ốc hương giống

TS Nguyễn Đình Quang Duy, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung (Viện III) cho biết: Với hiệu quả mang lại (đầu tư 1, lời 1), trong những năm qua nghề nuôi ốc hương tại các tỉnh miền Trung phát triển nhanh chóng, nếu như năm 2000 diện tích nuôi mới chỉ 1,7ha thì nay đã lên đến hàng ngàn hecta. 

Nhưng nghề nuôi ốc hương vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, phải đối mặt với những khó khăn như: Chất lượng giống thấp do ốc hương bố mẹ chủ yếu lấy từ nguồn gốc nhân tạo lai với đàn bố mẹ duy trì lâu năm dẫn tới chất lượng con giống thấp, dịch bệnh nhiều. Do chất lượng con giống thấp nên thời gian nuôi ốc hương thương phẩm kéo dài tới 6 - 8 tháng so với trước đây chỉ 3 - 4 tháng với cùng quy mô và kỹ thuật sản xuất khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn về giá thành và rủi ro cao.

Để chủ động có nguồn con giống chất lượng phục vụ nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững thì việc phát triển nguồn bố mẹ ổn định, đảm bảo chất lượng, có khả năng tạo giống cho sinh trưởng nhanh và tỉ lệ sống cao hết sức cần thiết.

Từ năm 2018, Viện III đã triển khai đề tài “Ứng dụng di truyền phân tử và di truyền số lượng để chọn giống ốc hương sinh trưởng nhanh”.

Nuôi ốc hương cho thu nhập cao.

Nuôi ốc hương cho thu nhập cao.

Kết quả của đề tài nghiên cứu này nhằm tạo ra đàn bố mẹ chọn giống thế hệ thứ 2 (G2) ổn định, có chất lượng tốt phục vụ cho nghề nuôi ốc hương.

Theo đó để chống con giống đồng huyết thì quần thể bố mẹ được lấy từ môi trường tự nhiên tại các vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa… sau đó mang về nuôi chung trong các bể để chúng sinh sản ra thế hệ thứ nhất (G1).

Trong quá trình nuôi các cá thể tăng trưởng tốt thì được giữ lại tiếp tục nhân dòng, còn những con chậm lớn hay bị bệnh phải loại bỏ.

Anh Duy cho biết thêm: Hiện nay chúng tôi đang tạo đàn giống thế hệ G2 chọn ra con giống có tính trạng tăng trưởng tốt để nâng cao chất lượng đàn bố mẹ, sau đó lựa chọn các quần thể tốt nhất lai ghép tạo ra con giống nuôi thương phẩm chất lượng giúp nâng cao hiệu quả nghề nuôi ốc hương.

Quy trình nuôi được kiểm soát

ThS Hoàng Văn Duật: “Nuôi ốc hương bằng thức ăn công nghiệp giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường, khắc phục được dịch bệnh lây từ thức ăn tươi sang ốc hương, không phải dùng kháng sinh hay hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm phục vụ xuất khẩu giúp nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững hơn. Dùng thức ăn công nghiệp còn nâng mật độ nuôi lên gấp 2 – 3 lần so với nuôi bằng thức ăn tươi sống, đặc biệt kết hợp nuôi trong bể có hệ thống máy lọc nước tuần hoàn khép kín có thể nâng mật độ nuôi lên gấp nhiều lần”.

NNVN
Đăng ngày 07/06/2019
Mai Phương
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 20:56 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:56 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:56 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:56 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:56 17/11/2024
Some text some message..