Năm 2016, sản lượng tôm của Mỹ đạt 1.656 tấn. Sản lượng ở Texas, khu vực sản xuất lớn nhất ở Mỹ và là nơi tập trung của 10 trại nuôi với diện tích 400 ha, đã đạt 1.343 tấn.
Nhìn chung, điều này cho thấy một sự sụt giảm nhỏ (khoảng 227 tấn) về sản lượng của Mỹ so với năm 2015. Trung bình giá tôm Texas là 6,17 USD/kg, ước đạt mức giá của năm 2015. Sản lượng trung bình/ha là 3.354 kg, tương đương doanh thu 20.660 USD/ha. Tổng doanh thu đạt 8,28 triệu USD.
Theo báo cáo, sản lượng hiện tại "dường như không đổi", sau sự suy giảm kéo dài gần 10 năm (bắt đầu vào năm 2003 và kết thúc vào năm 2011).
Báo cáo ghi nhận: trại nuôi tôm Bowers - trại lớn nhất ở Texas với diện tích 141 ha, "đã đạt kết quả tốt" vào năm ngoái. Bowers được đặt tại Collegeport và có một khu ương nuôi ấu trùng trong nhà, đã thu hoạch được 998 tấn từ diện tích nuôi 282 ha (2 vụ trên diện tích 141 ha).
Bowers đã làm tốt trong năm 2016 với tỉ lệ tôm sống cao theo báo cáo cho biết: Tỷ lệ sống của trại là 54% trong khi tỷ lệ tôm sống của các trại khác chỉ từ 1,7% -32%.
Treece cho biết: "Phần lớn các trại đều gặp hiện tượng chết tôm liên tiếp vào giai đoạn sinh trưởng. Kết quả là tỷ lệ tôm sống sót vào năm ngoái tại các trại ở Mỹ vẫn "khá thấp", ở mức 43%, mặc dù cao hơn năm 2015, khi tỉ lệ sống chỉ là 39%.
Ngoài Texas, các khu sản xuất khác của Mỹ còn bao gồm Hawaii (386 tấn), Florida (162 tấn) và Alabama (112 tấn).
Sự suy thoái của ngành nuôi tôm Mỹ
Mặc dù sản lượng tôm tương đối ổn định, con số này cho thấy một sự sụt giảm lớn so với mức đỉnh năm 2003, khi sản lượng đạt 5.897 tấn, tương đương 13 triệu lbs (xem đồ thị). Bà Granvil Treece, từng là chuyên gia nuôi trồng hải sản tại trường Đại học A&M Texas trong 30 năm và là tác giả của báo cáo, cho biết: các nhà sản xuất đã bị tổn hại bởi sự kết hợp của hàng nhập khẩu giá rẻ hơn, chi phí thức ăn chăn nuôi cao hơn và các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn.
Vào khoảng năm 2004, giá tôm tại thị trường Mỹ đã giảm khi thị trường tràn ngập tôm nhập khẩu", Treece cho biết trong báo cáo."Tôm từ châu Á nhập khẩu vào thị trường Châu Âu bị hạn chế do hàm lượng kháng sinh và chất chloramphenicol vượt quá giới hạn tối đa cho phép ở EU, nhưng giới hạn tối đa của Mỹ đã cao hơn, vì vậy một lượng lớn tôm đã tràn ngập thị trường Mỹ"
Bộ Thương mại Mỹ đã phát hiện 6 quốc gia (Braxin, Ecuador, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam và Thái Lan) bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và bị đánh thuế nhập khẩu, nhưng điều này "không làm giảm nhập khẩu tôm và giá vẫn ở mức thấp".
USDA cho rằng giá giảm thấp là nguyên nhân chính khiến sản lượng sụt giảm.
Các vấn đề khác bao gồm: chi phí thức ăn và giá bột cá cao hơn. Thức ăn chăn nuôi và con giống là hai chi phí hoạt động đắt đỏ nhất đối với các trại nuôi tôm tại Texas. Giá thành phần nguyên liệu trong thức ăn nuôi tôm đã tăng lên và người nông dân phải chịu chi phí.
"Là chủ trại nuôi, tôi đã trực tiếp trải qua một đợt tăng giá ngô từ 3 USD/bao23 kg lên 9 USD/ bao 23 kg (tăng 200%), và hiện nay là 6 USD/bao23 kg (tăng gấp đôi so với giá ban đầu)".
Trung Quốc cũng đã tăng giá bột cá để đảm bảo nguồn cung cho ngành nuôi trồng thủy sản quy mô lớn của họ.
Treece cho biết, ngày càng có nhiều quy định khiến hoạt động nuôi trồng thủy sản trở nên "khó khăn và tốn kém hơn". "Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên Texas (hiện là Ủy ban Chất lượng môi trường Texas) đã khiến việc xả thải từ nuôi trồng thủy sản trở nên khó tuân thủ bởi các trại nuôi buộc phải trang bị thêm những bộ phận mới ở vùng nuôi và thay đổi từ hệ thống nước thông qua dòng chảy sang các hệ thống tuần hoàn nước".
Ông nói: "Hầu hết các trại buộc phải chi hàng trăm ngàn đô la để tuân thủ các quy định mới, chặt chẽ hơn, và sản xuất bị suy giảm do các hệ thống mới này". Công viên Texas và các loài hoang dã cũng có vai trò trong bắt buộc trang bị thêm cho tất cả các trại nuôi với ba hệ thống lọc trên các kênh thoát nước, để ngăn tôm thoát ra, đồng thời kiểm soát mối nguy về dịch bệnh lây lan sang các loài hoang dã, ông bổ sung thêm.
Một số trại nuôi khác đổ lỗi cho sự suy giảm chất lượng tôm bố mẹ và ấu trùng tôm, một số lại cho là do quản lý kém.