Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

Những lợi ích và rủi ro của mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt.

tôm thẻ
Mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng được nuôi ngày càng rộng rãi vì giá trị kinh tế cao cùng với thời gian nuôi tương đối ngắn và khả năng chống chịu với độ mặn trong khoảng rộng (0,5-45 ppt), nhờ vậy các mô hình nuôi tôm thẻ ngày càng được phát triển về chuyên môn và quy mô. Trong những năm gần đây, xuất hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt với độ mặn thấp (<1 ppt), đây đang là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi hiện nay. Vậy tại sao người ta lại đem loài tôm biển này nuôi với điều kiện nước ngọt?

Cơ sở khoa học về việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước ngọt

Theo các nghiên cứu, tôm thẻ chân trắng có khả năng chống chịu tốt với môi trường có nồng độ muối thấp hay môi trường nước ngọt. Viện Hải dương học Harbor Branch (Đại học Florida Atlantic, Mỹ) đã nuôi thành công tôm thẻ trong điều kiện nước ngọt với tổng nồng độ chất hòa tan 700-1,000 ppm.

Mới đây, vào năm 2019, PSG. TS Kim Văn Vạn – Trưởng khoa Nuôi Trồng thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và cộng sự đã công bố bài nghiên cứu “Thử nghiệm thuần và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) qua đông trong ao nuôi nước ngọt tại Hưng Yên”. Kết quả nghiên cứu đem lại đầy khả quan cho mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt. Thử nghiệm với tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL12 (tôm có cỡ 1,1 – 1,2 cm) được thuần hóa từ độ mặn 15 ppt xuống còn 0 ppt đã cho thấy tỉ lệ sống sót tốt của tôm thẻ khi được thuần hóa vào nước ngọt, với kết quả của 3 đợt thực nghiệm đều đạt trên 94%. Tiếp theo đó, sau 4 tháng nuôi thương phẩm đã cho hiệu quả kinh tế trung bình đặt gần 88 triệu đồng/ha (với kích cỡ 70 kg/con và giá bán 165,000 đồng/kg). Tác giả kết luận rằng điều kiện vào mùa đông ở miền Bắc Việt Nam có thể nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi nước ngọt với tỉ lệ sống sót và tăng trưởng tốt.

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng độ mặn của ao nuôi không ảnh hưởng quá nhiều tới tỉ lệ sống sót của con tôm giống và khả năng sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng giúp củng cố tiềm năng phát triển cho mô hình nuôi loài tôm này trong điều kiện nước ngọt.

Những lợi ích tôm thẻ chân trắng nuôi nước ngọt mang lại

Đối với kinh tế, giá trị về kinh tế của mô hình nuôi này mang lại dù có thể nhỏ hơn nuôi nước lợ nhưng vẫn rất cao nên giúp ổn định đời sống người dân và góp phần tăng sản lượng tôm xuất khẩu. 

Vào mùa mưa, do lưu lượng nước sông đổ ra biển rất lớn nên nhiều vùng nuôi có độ mặn xuống rất thấp nhưng vì khả năng chống chọi tốt của con tôm thẻ, người nuôi không qua quan ngại đến độ mặn thấp mà chỉ cần quản lý tốt chất lượng nước và đảm bảo cung cấp đủ các khoáng chất thiết yếu cho đối tượng nuôi tăng trưởng tốt. Như vậy, việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu độ mặn thấp trong ao nuôi tôm vào mùa mưa ở nước ta.

Đặc biệt, bệnh trên tôm thẻ do virus gây như đốm trắng, virus gây hội chứng Taura, virus gây bệnh IHHNV,… Khi nuôi với độ mặn thấp các virus gây bệnh không đủ điều kiện để phát triển nên nuôi tôm thẻ trong điều kiện nước ngọt mang làm hạn chế rất nhiều bệnh trên tôm.

Rủi ro của nuôi tôm thẻ nước ngọt

Vì lợi ích kinh tế mà tôm thẻ chân trắng đem lại rất cao dù nuôi trong điều kiện nước ngọt nên hiện nay rất nhiều người dân ở vùng trồng lúa đã đổi mô hình chuyển sang đào giếng để lấy nước ngầm nuôi tôm thẻ chân trắng. Việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch nước ngầm, nhất là vào mùa khô các vùng bị xâm nhập mặn sẽ thiếu nguồn nước ngầm dự trữ cho sinh hoạt làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.

Do quy mô nhỏ lẻ và mang tính tự phát nên việc người dân tự ý nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt đã làm phá hủy nặng nề hệ sinh thái khu vực do chưa có hệ thống xử lí nước thải hợp lí mà hầu hết là thải trực tiếp ra sông ngòi. 

Dù khả năng chống chịu tốt và thời gian nuôi tương đối ngắn nhưng để quản lí tốt ao nuôi tôm cần người nuôi có trình độ chuyên môn. Vì lợi ích trước mắt, nhiều người nông dân đã tự ý nuôi tôm không có kế hoạch cùng như do thiếu kinh nghiệm đã làm tổn thất lớn về kinh tế của hộ gia đình và kèm theo vấn đề môi trường của địa phương. Nhiều báo cáo về vấn đề người dân bổ sung độ mặn cho ao nuôi tôm bằng cách rải thêm muối hột vào ao, điều này làm cho nước ở khu vực nước ngọt này bị nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa cũng như nuôi thủy sản ở vùng lân cận.

Để đảm bảo pháp triển mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt cần phải giải quyết triệt để vấn đề về môi trường. Đầu tư phát triển các hệ thống ao lắng để xử lí nước thải trước khi xả nước ra môi trường là một “liệu pháp” cho thách thức này. Nhìn chung, mô hình này đòi hỏi quy mô lớn nên sẽ rất khó trong việc đầu tư phát triển mô hình do nhiều vốn mà nhiều rủi ro vẫn chưa có cách khắc phục triệt để.

Đăng ngày 20/10/2020
Duy Hồ
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:36 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:36 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:36 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:36 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:36 25/04/2024