Nuôi trồng thủy sản Nghệ An khả quan 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2018 nuôi trồng thủy sản Nghệ An đều đạt và vượt mức so cùng kỳ năm 2017.Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã đưa vào nuôi 9 tháng đạt 20.670 ha bằng 98,43% KH và bằng 101,43% so cùng kỳ năm 2017.

Nuôi trồng thủy sản Nghệ An khả quan 9 tháng đầu năm
Nuôi cá Nghệ An

Trong đó diện tích nuôi ngọt đạt: 18.245 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.425 ha (tôm 2.151 ha). Song song với diện tích nuôi thì sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thực hiện 9 tháng đạt 40.810 tấn bằng 80,02% kế hoạch (KH) và bằng 105,92% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt: 31.401 tấn, Sản lượng nuôi mặn lợ đạt 9.409 tấn (tôm ước 6.249 tấn).

1.  Về sản xuất giống

* Về sản xuất giống mặn, lợ:  

- Đối với sản xuất tôm sú giống: Số lượng giống sản xuất đạt 215 triệu con bằng 116,85% so cùng kỳ năm 2017. Hiện tại, các cơ sở khác đã ngừng sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất cua giống, ương gièo tôm thẻ chân trắng và sản xuất hàu giống. 

- Đối với sản xuất, kinh doanh tôm thẻ chân trắng: Hoạt động sản xuất, ương dưỡng tôm thẻ chân trắng tương đối thuận lợi, đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho người nuôi về số lượng, chất lượng và đúng thời vụ. 

Số lượng giống sản xuất, ương dưỡng ước 9 tháng đạt 1.565 triệu con, bằng 102,96% so cùng kỳ năm 2017. 

- Đối với sản xuất cua giống: Tính từ đầu năm toàn tỉnh đã sản xuất đạt 27,65 triệu con giống. Thị trường tiêu thụ chủ yếu sang Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc, giá bán ở mức thấp và không ổn định dao động từ 250 - 350 đồng/con. 

- Đối với sản xuất ngao giống: Theo đánh giá của cơ sở, năm nay sản xuất ngao giống tương đối thuận lợi, trại đã sản xuất được 3 đợt với khoảng 2,5 tỷ con giống. Mặc dù đợt 2 sản xuất trúng vào mùa nắng nóng, sản lượng có phần giảm hơn nhưng so với mọi năm thì vẫn đạt cao. 

- Sản xuất cá giống mặn, lợ: Trại Hồ Nghĩa Trung đã ương dưỡng cá Chim, cá Vược đạt 7 vạn con và sinh sản cá Bống đạt 10 vạn. Hiện tại cơ sở đã ngừng sản xuất.

- Sản xuất hàu giống: Để đáp ứng nhu cầu con giống cho các hộ nuôi trong tỉnh, ngay sau khi kết thúc trại sản xuất cua giống trại Hoàng Quân, trung tâm giống mặn lợ Quỳnh Liên đã thử nghiệm sinh sản hàu giống và bước đầu đã thành công. Với nguồn giống bố mẹ được chọn lọc từ nuôi thương phẩm ở tỉnh Thanh Hoá, chủ cơ sở đã học tập và cho sinh sản được 200 dây, mỗi dây 280 vỏ giá thể chứa hàu, hiện tại hàu giống đang phát triển tốt và chuẩn bị xuất bán. Ngoài ra, cơ sở Nguyễn Quốc Thái cũng đang thuê cán bộ kỹ thuật thuộc trại sản xuất giống mặn, lợ tỉnh Ninh Bình chuyển giao công nghệ sản xuất hàu giống.

* Về sản xuất giống nước ngọt: 

- Toàn tỉnh có 13 trại sản xuất, trong đó có 5 trại cấp 1, đối tượng sinh sản chủ yếu là cá Chép, Trắm, Mè Hoa, Trôi, Rô Phi… sản xuất trong 9 tháng đạt 579 triệu con. Nhìn chung năm nay sinh sản và ương dưỡng tương đối thuận lợi: chất lượng đàn cá bố mẹ được thay thế bổ sung, tỷ lệ đẻ, ấp nở đạt, tỷ lệ cá bị bệnh giảm.

 - Thị trường tiêu thụ: vào thời điểm chính vụ thị trường tiêu thụ lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các đối tượng như mè, trôi nên gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. 

2. Nuôi trồng thủy sản 

* Đối với nuôi tôm:

- Diện tích thả nuôi đạt 2.151 ha, bằng 102,33% so cùng kỳ năm 2017. Hiện tại đã bước vào thả nuôi vụ đông, diện tích tập trung nhiều ở huyện Diễn Châu và một số vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo của huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai.

- Sản lượng thu hoạch: sản lượng đạt 6.249 tấn bằng 107,10% so cùng kỳ năm 2017, năng suất bình quân tính theo mặt nước nuôi khoảng 4,5 tấn/ha. Năng suất giữa các địa phương có sự khác nhau huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai giao động từ 4,9 tấn/ha, huyện Diễn Châu, Nghi Lộc khoảng trên 3 tấn/ha, Tp.Vinh khoảng 1tấn/ha.

- Đánh giá: Nhìn chung, nuôi tôm thương phẩm năm nay sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, sản lượng đạt cao và tỷ lệ bệnh thấp hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so năm trước, do tình hình chung cả toàn quốc thị trường tiêu thụ không ổn định, giá tôm thương phẩm giảm thấp, đặc biệt đối với tôm có kích cỡ từ 80 con/kg trở lên. Với tôm kích cỡ 100con/kg, thời điểm chính vụ giá tôm chỉ 80-85.000 đồng/kg, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. 

- Công tác khuyến nông đã xây dựng thành công 02 mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc cho năng suất và hiệu quả cao, hạn chế được dịch bệnh.

Bên cạnh tình hình chung, với sự chỉ đạo quyết liệt của ngành cùng với sự chủ động của người nuôi trong việc áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến nên có nhiều mô hình tôm đạt năng suất và lợi nhuận cao, cụ thể như:

* Nuôi ngao bãi triều:

Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh 163 ha, trong đó tập trung chủ yếu huyện Quỳnh Lưu thuộc các xã Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ, Quỳnh Long, An Hòa; Huyện Nghi Lộc tại xã Nghi Quang, Nghi Thiết; TX Hoàng Mai nuôi tại. Tình hình nuôi ngao bãi triều năm nay thuận lợi hơn so với năm trước, ngao phát triển tương đối tốt, mật độ thả nuôi từ 200 - 400 con/m2. Sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt trên 3.000 tấn. Thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn so với năm trước giá bán 12.000 - 13.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so năm 2017.

* Nuôi cá, cua: 

Diện tích nuôi cá Bán thâm canh và thâm canh chủ yếu tập trung ở xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc, Diễn Bích - huyện Diễn Châu; Nghi Hợp - huyện Nghi Lộc. Qua nắm bắt và đánh giá của người nuôi tình hình cá phát triển tương đối tốt sau 5 tháng nuôi cá hiện nay đạt kích cỡ 0,5 - 0,7 kg/con dự kiến khoảng tháng 11-12 tiến hành thu hoạch; cua khoảng 0,2 - 0,3 kg/con hiện nay một số hộ đã thu tỉa giá bán 300.000 - 310.000 đ/kg (tăng hơn so với năm 2017 khoảng 30.000- 50.000 đồng/kg).

* Đối với ao hồ nhỏ:

Tình hình nuôi trên các hình thức từ ao hồ nhỏ, cá lúa, đến hồ đập thủy lợi hiện nay đang phát triển bình thường.

- Đối tượng nuôi nước ngọt cơ bản ổn định là các loài cá nuôi truyền thống: cá Mè, Trắm, Trôi, Chép,…Hiện nay một số địa phương đang phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao cho kết quả tốt như: nuôi cá Lăng, Leo, Chép giòn, Trắm giòn, Ba Ba , Lươn, Cua đồng, Tôm Càng Xanh 

- Hình thức nuôi: Với hình thức nuôi quảng canh cải tiến, chủ yếu sử dụng phụ phẩm từ nông nghiệp của hộ gia đình nên năng suất vẫn chưa cao. 

-  Về nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy lợi thủy điện mặt nước lớn: Trong các loại hình nuôi nước ngọt thì nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy lợi, thủy điện phát triển mạnh nhất từ công nghệ nuôi đến đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Tổng số lồng 9 tháng 758 chiếc tăng 62 lồng so năm 2017. Kích cỡ lồng đóng mới từ 55m3 trở lên và ứng dụng theo công nghệ cải tiến. Phát triển mới tập trung tại huyện Tương Dương 40 lồng, Quỳ Hợp 10 lồng, Qùy Châu 10, Anh Sơn 02 lồng .

- Trung tâm khuyến nông đã triển khai xây dựng 03 mô hình nuôi cá Rô phi và liên kết được thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hy vọng với đà sản xuất như hiện nay 3 tháng cuối năm nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh sẽ tăng so với kế hoạch và đem lại hiệu quả năng xuất, kinh tế cho bà con nông dân.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 22/11/2018
Tạ Quang Sáng
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 21:48 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 21:48 21/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 21:48 21/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 21:48 21/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 21:48 21/11/2024
Some text some message..