Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt

Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị phá, việc quy hoạch nuôi tôm tràn lan khiến môi trường biển bị tác động nặng nề

Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt
Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt. Nguồn Internet

Ông Lương Quang Thạnh (83 tuổi; trú thôn 1, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết rừng phòng hộ ven biển là lá chắn bảo vệ làng mạc nhưng hiện hàng chục hecta rừng ở đây đã được chuyển đổi hoặc bị chặt hạ trái phép, san ủi làm hồ nuôi tôm. Trong khi đó, việc nuôi tôm không đồng bộ với đầu tư hạ tầng xử lý nên đã gây ra hệ lụy cho môi trường bởi chất thải từ hồ tôm xả thẳng ra biển.

Biển bị đe dọa

Có mặt tại vùng nuôi tôm tập trung thuộc các thôn 1, 2 và 3 của xã Vinh Mỹ, dù chưa bước vào vụ nuôi cao điểm nhưng chúng tôi ghi nhận khu nuôi tôm tập trung này có khoảng 100 hồ, nước thải theo các con mương nhỏ chảy vào kênh Trung Quân ở địa phận thôn 3 rồi đổ thẳng ra biển. Đi dọc theo con kênh dẫn ra biển dài hơn 1 km, mùi hôi nồng nặc. Trên bề mặt, chất thải tù đọng thành những vũng nước đen ngòm. Dọc con kênh dẫn nước thải hồ tôm ra biển, tình trạng xói lở nghiêm trọng, nhiều cây phi lao bị tróc rễ, ngã đổ.

Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt

Con kênh dẫn nước thải hồ tôm ô nhiễm nặng nề

Người dân cho biết việc phát triển nuôi tôm ồ ạt ở đây dường như đã mất kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Không chỉ vậy, những hộ nuôi tôm tự phát ngoài phá vỡ quy hoạch còn có nguy cơ “uy hiếp” mồ mả của người dân ở địa phương. “Theo cam kết của chính quyền địa phương và các hộ có mồ mả bị ảnh hưởng, khoảng cách từ hộ nuôi tôm đến các khu lăng mộ phải trên 50 m nhưng thực tế có nơi hồ nuôi tôm chỉ cách mồ mả 13-14 m. Nếu xảy ra sự cố vỡ hồ, ai sẽ chịu trách nhiệm? Bà con kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết” - anh Lại Công Cường (ngụ thôn 2) bức xúc.

Chờ xin ý kiến

Theo ông Phan Như Ý, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ, tại khu vực này có 27 ha nuôi tôm trên cát nhưng chỉ có 19,5 ha đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt chuyển đổi rừng, đưa vào quy hoạch nuôi từ năm 2016. Trong 7 ha còn lại nằm ngoài quy hoạch phát triển tôm thẻ chân trắng thì 4,3 ha ở thôn 1 do 11 hộ dân chặt phá, lấn chiếm từ rừng phòng hộ từ tháng 4-2015, chính quyền địa phương đã đình chỉ việc đào ao, nuôi tôm tại đây; gần 3 ha còn lại là diện tích chuyển đổi từ rừng phòng hộ theo chủ trương của UBND huyện Phú Lộc sang nuôi trồng thủy sản từ năm 2011.

Ông Ý thừa nhận diện tích lấn chiếm được thống kê chỉ tính ở phần dùng để nuôi tôm chứ chưa kiểm tra, xác định ở khu vực đầu tư hạ tầng. “UBND huyện Phú Lộc và các cơ quan cấp tỉnh đã có nhiều đoàn về kiểm tra, xử lý. Huyện cũng ra quyết định xử phạt 26 hộ với số tiền trên 144 triệu đồng vì chặt phá rừng và tiến hành làm hồ khi chưa hoàn thiện thủ tục. Riêng về diện tích 4,3 ha dân tự lấn chiếm, chúng tôi đã đình chỉ không cho nuôi, buộc các hộ dân trồng lại rừng” - ông Ý phân trần.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ở khu vực 4,3 ha dân tự chặt phá rừng, các hồ tôm vẫn còn nguyên vẹn, chưa san ủi trả lại mặt bằng, việc trồng cây cũng không hiệu quả. Người dân cũng phản ánh lợi dụng quy hoạch, nhiều đối tượng chặt hạ rừng phòng hộ ngoài diện tích cho phép nhưng chính quyền chỉ phát hiện khi dân tố cáo. “Lúc đó sự việc đã rồi, hồ nuôi đã được làm xong, cây cối không còn một gốc. Chính quyền xử lý sai phạm rất du di, đã hơn 2 năm mà chẳng có cây nào mọc lên” - ông Lương Quang Thạnh bức xúc.

Về vấn đề này, ông Ý nói đang xin ý kiến huyện phương án có nên tái lập lại mặt bằng để trồng cây hay chỉ trồng cây theo hiện trạng. Cấp trên yêu cầu làm theo phương án nào thì xã sẽ làm theo phương án đó. Ngoài ra, xã Vinh Mỹ đang tiến hành lồng ghép, hỗ trợ người dân nuôi tôm trên cát theo quyết định của UBND tỉnh để đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên tôm.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa chỉ đạo các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường cùng UBND huyện Phú Lộc kiểm tra, xử lý dứt điểm nạn lấn chiếm đất rừng phòng hộ để nuôi tôm tại xã Vinh Mỹ.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 11/04/2017
Quang Nhật
Môi trường

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 11:52 01/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 12:15 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 12:15 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 12:15 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 12:15 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 12:15 08/10/2024
Some text some message..