Phát triển tôm hùm bền vững

Đó nội dung chính tại Hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” được Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) hôm qua 16/8.

Hội thảo
Thứ trưởng Vũ Văn Tám phát biểu tại hội thảo phát triển tôm hùm bền vững

Ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, tôm hùm ở nước ta phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng thực sự phát triển từ năm 2000. Đến nay số lượng lồng nuôi ước tính hơn 53.000 lồng, trong đó Phú Yên 23.627 lồng, Khánh Hòa 28.455 lồng… với khoảng 8.000-10.000 hộ nuôi, sản lượng đạt khoảng 1.600 tấn/năm, đem lại nguồn thu 3.500 tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu bền vững. Cụ thể, đối với nguồn giống tôm hùm hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên, ước tính hàng năm khai thác được từ 7-9 triệu con giống. Năm 2014, do khan hiếm tôm giống, nên mỗi con tôm hùm con (tôm trắng) có giá lên đến 400-450 ngàn đồng. Đáng ngại nhất là dịch bệnh trên tôm tùm vẫn xảy ra thường xuyên, với bệnh lý như đỏ thân, long đầu, bệnh sữa…

Đầu năm 2015 đến nay tỷ lệ tôm hùm bệnh sữa, sữa đỏ khá cao từ 25-30% tại các vùng nuôi ở các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, gây thiệt hại cho người nuôi, trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch vùng nuôi cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Hầu hết các tỉnh miền Trung chưa có quy hoạch chi tiết các vùng nuôi. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc xuất qua đường tiểu ngạch, nên giá cả rất bấp bênh.

Đầu năm 2014, giá tôm hùm thương phẩm gần 2,5 triệu đồng/kg, nhưng sau đó giảm dần và nay chỉ còn khoảng 1,2-1,3 triệu đồng/kg. Về công nghệ nuôi hiện nay tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ, mỗi bè chỉ có khoảng 10 lồng làm bằng khung gỗ, mỗi lồng chừng 100 con vì thế chưa đạt hiệu quả cao.

Phát biểu tại hội thảo, ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Khánh Hòa cho biết, để phát triển tôm hùm bền vững, trước tiên cần phải sớm quy hoạch vùng nuôi, tiếp đến là chủ động con giống. Ông Khánh cho biết, tại Khánh Hòa, con giống khai thác tự nhiên chỉ đáp ứng được 30-40%, còn lại chủ yếu nhập khẩu con giống từ nước ngoài như Singapore, Malaysia…


Nghề nuôi tồm hùm hiện nay còn nhiều tồn tại thách thức.

“Mặc dù hiện nay theo quy định là khi tôm nhập về phải có sự giám sát 10 ngày trong bể ương trước khi đưa ra lồng bè nuôi. Tuy nhiên hầu như các DN vẫn chưa tuân thủ vấn đề này, bởi họ cho rằng nếu không đưa ra nuôi sớm, thì tôm sẽ chết, sẽ bị thiệt hại. Vì vậy họ đã bán sớm cho người nuôi và hậu quả là tôm nuôi bị chết gây thiệt hại”, ông Khánh nói.

Còn ông Nguyễn Tri Phương, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên đề xuất, để quản lý dịch bệnh tốt cần phải thành lập các tổ giám sát vùng nuôi tại chỗ và có cơ chế chính sách để tổ hoạt động. Hiện nay nhờ dự án nguồn lợi ven biển vùng nuôi chính TX Sông Cầu đã xây dựng và triển khai phương án phân vùng mặt nước biển giao cho 6 xã, phường với diện tích 931 ha để các địa phương bố trí, sắp xếp lồng bè nuôi tôm hùm cho các tổ cộng đồng nuôi.

Liên quan về kết quả nghiên cứu ương tôm giống, ông Đinh Tấn Thiện, Viện Nghiên cứu NTTS III cho biết, sở dĩ SX giống nhân tạo vẫn chưa thành công, vì thời gian biến ấu trùng quá dài, trải qua 11 giai đoạn phân biệt, lên đến 17 lần lột xác qua thời gian hơn 4 tháng nuôi.

Tuy nhiên qua nghiên cứu để đảm bảo ương nuôi tôm hùm giống có tỷ lệ sống cao, thì thời gian lưu trữ tôm hùm trắng sau khai thác càng ngắn càng tốt. Ngoài ra việc ương giống ngay tại vùng khai thác trong thời gian ngắn 10 ngày cũng mang lại kết quả tốt cho việc ương nuôi tôm hùm giống sau này.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Nha Trang: Ở Cu Ba, mỗi năm họ xuất bán 10.000 tấn tôm hùm, nhưng tôm hùm của họ là tôm hùm tự nhiên. Để có kết quả đó là họ thành công trong việc bảo tồn nguồn lợi tôm để khai thác. Còn nước ta, dù đã ra sức nuôi nhưng sản lượng chỉ bằng 15% của họ. Vì vậy có nên chăng chúng ta nên xem xét lại công tác bảo tồn nguồn tôm từ con giống đến tôm bố mẹ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, để tháo gỡ những vướng mắc, trươc mắt Tổng cục Thủy sản cần sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể và chi tiết về nuôi tôm hùm làm cơ sở pháp lý để địa phương căn cứ thực thi. Về con giống, trong khi chờ đợi SX giống nhân tạo thì cần phải nghiên cứu giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình ương giống; đồng tới tiếp tục nghiên cứu SX con giống để chủ động.

Về thị trường tiêu thụ, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị cần tập trung nghiên cứu kỹ thị trường trong nước lẫn nước ngoài để xác định nhu cầu sản phẩm, kích cỡ nào phù hợp để đáp ứng.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/08/2015
Đăng ngày 18/08/2015
Kim Sơ
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 00:24 08/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 00:24 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 00:24 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 00:24 08/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 00:24 08/10/2024
Some text some message..