Probiotic mới có thể thúc đẩy tăng trưởng của tôm nuôi

Một báo cáo mới đây cho thấy bổ sung thức ăn cho tôm với một chủng probiotic mới có thể cải thiện sự phát triển, trọng lượng của tôm cùng với việc ức chế một số vi khuẩn gây bệnh.

Probiotic mới có thể thúc đẩy tăng trưởng của tôm nuôi
Probiotics có nhiều lợi ích trên tôm. Ảnh: QTV

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Brazil đã kiểm tra việc sử dụng một số chủng probiotic khác nhau để hoạt động như kháng sinh và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong tôm. Nhóm đã xuất bản báo cáo của mình trong tạp chí Aquaculture.

Công việc này nhằm mục đích hiểu được tiềm năng của việc sử dụng các chủng vi khuẩn probiotic cụ thể để cải thiện điều kiện nuôi tôm. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn trong phòng thí nghiệm của Bacillus subtilis Shewanella algae đồng thời thách thức với tác nhân gây bệnh là Vibrio spp trên tôm thẻ chân trắng được bổ sung các probiotics này vào khẩu phần ăn.

Nuôi tôm đã trở thành một hoạt động nuôi trồng thủy sản chính ở một số quốc gia trên Thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…và sản xuất khoảng 3,49 triệu tấn tôm với trị giá khoảng 15 tỷ đô la mỗi năm. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei cũng là một trong những loài chính được nuôi ở Brazil.

Tuy nhiên, sản xuất tôm phải đối mặt với thách thức từ bệnh tật và điều kiện môi trường xấu đi. Các đợt bùng phát dịch bệnh thường xuyên xảy ra với tác nhân chính là virus và vi khuẩn Vibrio spp đã đã gây ra tổn thất kinh tế nặng nề. Thuốc kháng sinh đã được sử dụng để kiểm soát các tác nhân gây bệnh và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây bệnh này lại trở nên đề kháng với các kháng sinh được sử dụng do đó làm giảm hiệu quả điều trị và tăng chi phí cho người nuôi.

Một phương pháp điều trị thay thế là việc sử dụng probiotic để kiểm soát các tác nhân gây bệnh. Probiotics cho nuôi trồng thủy sản thường được định nghĩa là một tập hợp các vi sinh vật sống có lợi, khi được sử dụng với số lượng thích hợp có thể có các vai trò chính như: cạnh tranh bám dính bề mặt, cạnh tranh dinh dưỡng với sinh vật có hại, nguồn cung cấp dinh dưỡng và các enzyme tiêu hóa.

Probiotics cũng có thể thúc đẩy phản ứng miễn dịch của vật chủ với mầm bệnh. Nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng Bacillus subtilis đã có kết quả đầy hứa hẹn bao gồm cải thiện hiệu suất tăng trưởng, quản lý bệnh tật và sức khỏe. Còn Shewanella algae cũng đã được quan tâm như là một probiotic vì nó có thể làm giảm tác nhân gây bệnh nhờ sự ức chế vi khuẩn Vibrio harveyi.

Shewanella algae hình que, vi khuẩn Gram âm, di động với 1 tiêm mao. Được phân lập ở vùng biển có độ mặn từ 15 - 20 phần ngàn, nó phát triển nhiều ở các vùng biển ấm trên thế giới.

Trong nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng probiotic thử nghiệm Bacillus subtilis (IPA-S.51) và Shewanella algae (IPA-S.252 và IPA-S.111) cùng với một probiotic thương mại (CP) đã được thử nghiệm nhằm đánh giá việc ức chế tác nhân gây bệnh.

Trong thử nghiệm cho ăn, hai chủng thử nghiệm khác nhau - Bacillus subtilis (IPA-S.51) và Shewanella algae (IPA-S.252) đã được bổ sung vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng L. vannamei trong thời gian 45 ngày.

Các thông số trên của tôm được ghi nhận bao gồm tỷ lệ sống, trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) và tăng trọng hàng ngày.

Các mẫu của gan tụy, ruột và phân tôm được thu thập hàng tuần để kiểm tra tổng số vi khuẩn dị dưỡng và bằng môi trường nuôi cấy TCBS, các loại probiotic và pH cũng được đo hàng ngày.


Ảnh. Pinterest

Trong những thử thách với các tác nhân gây bệnh, cả ba loại vi khuẩn probiotic thử nghiệm đều cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại V. alginolyticus và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus . Bacillus subtilis (IPA-S.51) đã chứng minh hiệu quả ở một phạm vi rộng hơn của độ mặn và pH thử nghiệm.

Các ứng cử viên probiotic Bacillus subtilis (IPA-S.51) và Shewanella algae (IPA-S.252) có tác dụng ức chế tác nhân gây bệnh Vibrio trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Về điều kiện pH và NaCl, mức độ đối kháng tối đa ở cùng mức với nuôi tôm tối ưu.

Trong thử nghiệm cho ăn, nhóm tôm được bổ sung thức ăn chứa Bacillus subtilis (IPA-S.51) có trọng lượng cuối cùng lớn hơn. cải thiện tỷ lệ tăng trưởng và tăng trọng hàng ngày khi so sánh với các tôm khác. Tôm trong nhóm đối chứng có tỷ lệ sống là 86,8%, trong khi khẩu phần ăn chứa Shewanella algae (IPA-S.252) đạt 75% và khẩu phần Bacillus subtilis (IPA-S.51) có tỉ lệ sống 100%.

Số lượng vi khuẩn trên đĩa thạch TCBS khi phân tích thành phần trong gan tụy là cao hơn đối với IPA-S.51 trong tuần 1 và 4, trong khi chúng cao hơn đối với IPA-S252 trong tuần 1, 3 và 5. IPA-S.252 chứng kiến sự gia tăng số lượng TCBS trong ruột trong tuần 3 và 4, nhưng tổng lượng hóa TCBS tăng trong tuần thứ 5 đối với tất cả các chế độ ăn. Chứng tỏ các probiotic (IPA-S.51 và IPA-S.252) có thể kiểm soát Vibrio trong gan tụy.

Nhìn chung, kết quả của cho thấy rằng việc cho ăn dòng B. subtilis cải thiện đáng kể sự tăng trưởng của tôm và probiotics này có thể phát triển tốt trong gan tụy và ruột tôm. Thức ăn bổ sung với Shewanella argas và chủng B. subtilis cũng có thể kiểm soát Vibrio sp trong gan tụy tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Báo cáo này cung cấp thêm một loài probiotics mới rất có tiềm năng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của tôm nuôi và ức chế một số tác nhân gây bệnh. Đây cũng là gợi ý cho các nhà sản xuất probiotics thương mại để thử nghiệm những loài này trên quy mô lớn và ứng dụng nhằm cải thiện sự phát triển của tôm nuôi.

Juliana Interaminense, Joana Vogeley, Carolina Gouveia, Rogério Portela, José Oliveira, Humber Andrade, Sílvio Peixoto, Roberta Soares, Diego Buarque, Ranilson Bezerra.

Đăng ngày 13/08/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:15 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:15 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:15 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:15 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:15 26/04/2024