Quản lý ATTP theo chuỗi – Học được gì từ Thái Lan?

Vì sao Thái Lan dẫn đầu về XK tôm trên thế giới nhưng ít khi phải đương đầu với rào cản “chất cấm” tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản hay EU? Vì sao số lô tôm Thái Lan bị cảnh báo trên các thị trường này ít hơn so với các nước khác? Vì sao chất lượng tôm Thái Lan ổn định hơn so với các nước khác? Có phải các DN XK tôm Thái Lan hoạt động tốt hơn DN XK tôm Việt Nam?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể tìm thấy câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên khi tìm hiểu và tiếp cận với chính sách quản lý theo chuỗi “ từ trại nuôi tới bàn ăn” mà chính phủ Thái Lan áp dụng trong sản xuất thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng, một trong những ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước này.

Từ nhiều năm qua, Thái Lan đã chủ động áp dụng chính sách quản lý chất lượng VSATTP đối với tôm nuôi theo chuỗi sản xuất. Bên cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi như GAP, CoC, GMP và HACCP, Thái Lan tập trung triển khai 05 (năm) chương trình kiểm soát hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của ATTP, từ trại nuôi tới sản phẩm XK: (1) chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong NTTS và kiểm soát thức ăn thủy sản, (2) chương trình truy xuất nguồn gốc, (3) chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất Nhà máy chế biến TS, (4) chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm - product surveillance program, (5) hệ thống chứng nhận điện tử.

Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong NTTS được xây dựng theo tiêu chuẩn của EU nhằm loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong NTTS. Tiến hành lấy mẫu  tại các cơ sở sản xuất giống và các trại nuôi tôm để kiểm tra các chất kháng sinh hoặc hóa chất cấm như chloramphenicol, nitrofurans, malachite green..

Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua Hồ sơ vận chuyển (Movement Document – MD). Việc vận chuyển tôm giống từ trại giống tới vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi tới nhà máy chế biến phải ghi rõ mọi thông tin như thời gian, địa điểm, mã số .. trong Hồ sơ vận chuyển. Hồ sơ vận chuyển này còn giúp cho công tác truy xuất nguồn gốc tại các nhà máy chế biến dễ dàng.

Chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất Nhà máy chế biến TS yêu cầu các nhà máy áp dụng GMP/HACCP. Tiến hành thanh tra toàn diện quy trình chế biến của nhà máy ít nhất 02 lần/năm. Sử dụng Hồ sơ vận chuyển (MD) cho việc truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến.

Chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm được căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy để xác định tuần suất lấy mẫu kiểm tra sản phẩm. Đối với DN loại 1, cứ 3 tháng lấy mẫu 1 lần; với DN loại 2, cứ 2 tháng lấy mẫu 1 lần.

Hệ thống chứng nhận điện tử được kết nối giữa các cơ quan quản lý/phòng kiểm nghiệm vùng hoặc trung tâm thông qua VPN (Mạng riêng ảo – Virtual Private Network). Có thể yêu cầu cấp chứng thư vệ sinh trực tuyến qua một hệ thống duy nhất.

Cùng với quy trình quản lý chặt chẽ xuyên suốt cả chuỗi sản xuất và sự hỗ trợ đáng kể từ cơ quan quản lý nhà nước, Thái Lan nhanh chóng trở thành nhà cung cấp tôm hàng đầu trên thế giới.

Hàng năm, XK tôm mang về cho nước này khoảng 3 tỷ USD với khối lượng XK từ 300.000 – 350.000 tấn. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan đạt khoảng 500.000 – 600.000 tấn.

Trong nhiều năm qua, Thái Lan luôn dẫn đầu về cung cấp tôm cho Mỹ với tỷ trọng lên tới 25% nguồn cung tôm cho thị trường này. Trên thị trường Nhật Bản, Thái Lan là nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này. Năm 2012, Thái Lan cung cấp 77.000 tấn tôm cho Nhật Bản. Trên thị trường EU, Thái Lan đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho khu vực này trong năm 2012 sau Ecuador và Ấn Độ.

Mặc dù XK với khối lượng lớn sang các thị trường, nhưng tôm Thái Lan ít phải đương đầu với các rào cản phi thuế quan.

Năm 2012, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản “liêu xiêu” vì quy định kiểm tra 100% chất chống oxy hóa Ethoxyquin (được sử dụng trong sản xuất thức ăn nuôi tôm). Trong khi đó, theo hệ thống cảnh báo chất lượng thủy sản NK vào Nhật Bản, không có bất cứ lô tôm nào của Thái Lan nhiễm Ethoxyquin!.

Khác với Thái Lan, quy định của Việt Nam hiện nay lại chú trọng và tập trung nhiều hơn tới đối tượng “nhà máy chế biến XK” bằng việc vừa kiểm soát nghiêm ngặt điều kiện sản xuất và áp dụng việc lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm làm điều kiện cấp giấy Chứng nhận XK. Việc áp dụng lấy mẫu kiểm nghiệm theo lô hàng XK đã không chỉ “sai chỗ” với đa số các mối nguy kháng sinh trong NTTS, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam bởi việc tạo ra thời gian chờ đợi cho XK từ 7-10 ngày và chi phí kiểm nghiệm quá lớn.

Theo “tinh thần” của thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2011 của Bộ NN và PTNT quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản, sẽ tăng cường hơn nữa kiểm tra, giám sát các nhà máy chế biến cũng như kiểm soát hơn nữa chất lượng thủy sản XK thông qua việc lấy mẫu. Tuy nhiên, số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo, đặc biệt hơn 70% là mối nguy kháng sinh đã cấm, trên các thị trường lớn vẫn cao hơn nhiều so với Thái Lan.

Năm 2012, Việt Nam có tới 97 lô thủy sản bị cảnh báo trên thị trường Nhật Bản (đa số bị cảnh báo nhiễm kháng sinh cấm và ethoxyquin) trong khi Thái Lan chỉ có 9 lô bị cảnh báo!

Có hợp lý và hiệu quả nữa hay không nếu như cứ tiếp tục phương thức quản lý cũ, gây nhiều tốn thất về thời gian mà hiệu quả lại thấp? và vì sao chưa mạnh dạn thay đổi theo cách tiếp cận mới phù hợp nguyên tắc quản lý ATTP, hiệu quả cao hơn như Thái Lan đang áp dụng?.

XK tôm Việt Nam năm 2013 dự kiến sẽ khó tăng trưởng do nhiều khó khăn từ nhu cầu và rào cản thị trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu như không thay đổi chính sách kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản XK theo cách tiếp cận kiểm soát theo chuỗi sản xuất thì giá trị XK và hiệu quả SX ngành tôm năm sau hay năm sau nữa cũng khó có thể cải thiện bởi một phần không nhỏ của chính những quy định còn bất cập trong nước.

vasep.com.vn
Đăng ngày 21/05/2013
Nguyễn Bích
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:45 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:45 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:45 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:45 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:45 11/01/2025
Some text some message..