Quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại

Quản lý sinh vật ngoại lại xâm hại (NLXH) là hoạt động quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH), mà còn bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Do tính chất phức tạp và mức độ gây hại nghiêm trọng của các sinh vật ngoại lai (SVNL), cho nên việc phòng trừ cần được triển khai thường xuyên, liên tục thông qua công tác kiểm dịch thực vật, đánh giá nguy cơ dịch hại là rất quan trọng.

bắt ốc bươu
Nông dân thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) bắt ốc bươu vàng. Ảnh: NGUYỄN TRẦN

Theo PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), sinh vật NLXH là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống, hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật NLXH có mặt ở tất cả các nhóm phân loại chủ yếu như: các loài vi-rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Đáng chú ý, có khoảng 10% của 3.000 loài thực vật có mạch, có tiềm năng xâm hại các hệ sinh thái khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến các sinh vật bản địa. Sự xâm lấn của SVNL có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, cũng như tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe con người. Chính vì mức độ nguy hại nghiêm trọng của các loài SVNL, mỗi quốc gia đều có chiến lược quản lý SVNL phù hợp và được quy định trong các văn bản luật có liên quan về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Cục trưởng Bảo tồn ĐDSH (Tổng cục Môi trường), TS Phạm Anh Cường cho biết: Tại Việt Nam, các loại sinh vật xâm hại hầu như ít được chú ý cho đến nửa đầu những năm 90 khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long và đến đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, các loài sinh vật NLXH mới từng bước được nhìn nhận như một vấn đề thật sự đối với Việt Nam. Cụ thể, năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) công bố danh sách 48 loài động vật thủy sinh ngoại lai xâm nhập bằng nhiều hình thức vào Việt Nam. Trong đó, có 10 loài được đánh giá là không có tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống được xếp vào mục “trắng”. 24 loài chưa rõ có hay không tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống, nhưng cần phải tiếp tục theo dõi được xếp vào mục “xám” và 14 loài tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống, được xếp vào mục “đen”, cần được quản lý chặt chẽ ở các cơ sở nuôi và tiêu diệt ở các vực nước tự nhiên. Đến năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN và PTNT ban hành Thông tư liên tịch Quy định tiêu chí xác định loài NLXH và danh mục NLXH, với 81 loài NLXH có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam và chưa xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Thông qua đó, hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ NN và PTNT, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố tổ chức điều tra, xác định loài NLXH, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại địa phương mình...

Đánh giá về những tác động của sinh vật NLXH ở Việt Nam, PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết thêm: Mặc dù hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về SVNL nói chung và sinh vật NLXH nói riêng tại Việt Nam, tuy nhiên, qua một số nghiên cứu đánh giá cho thấy đã có những tác động xấu đến ĐDSH trong nước, cũng như kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra), mặc dù mới bắt đầu xuất hiện vào những năm 60, nhưng trong nhiều năm gần đây, chúng đã phát triển khá nhanh và có mặt hầu hết ở các địa phương trên cả nước. Điển hình như tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), mối đe dọa lớn nhất mà Trinh nữ thân gỗ gây ra cho các vùng đất ngập nước là do khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên, gây ra tác động tiêu cực đến các quần thể động vật trong khu vực, nhất là đối với khu hệ chim. Nhiều vùng, khu vực là vùng kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ, nay đã bị xâm lấn bởi Trinh nữ thân gỗ với mật độ dày đặc và làm biến mất dần sếu đầu đỏ. Hay ốc bươu vàng là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. Loài này đã được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh. Do có vòng đời ngắn, dưới các điều kiện phù hợp, ốc bươu vàng có thể phát tán nhanh chóng dọc theo các thủy vực và hiện đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng tại Việt Nam. Đáng lo ngại, ốc bươu vàng có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, cho nên nó gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH, cũng như đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Trước thực trạng nêu trên, thời gian qua Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định việc quản lý sinh vật NLXH như: Luật ĐDSH; Luật Thủy sản; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các sinh vật NLXH ở Việt Nam thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động điều tra, phát hiện thường xuyên và lập bản đồ phân bổ, nhằm kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm. Kiểm soát chặt chẽ, chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của SVNL; đồng thời thông qua công tác điều tra cũng có thể xác định được đầy đủ về điều kiện, quy luật phát tán của sinh vật NLXH. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của SVNL, nhất là không nuôi trồng và sử dụng SVNL vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán (như trồng cây làm cây cảnh, hàng rào, chống xói mòn, nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, chuột hải ly làm thực phẩm...).

Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng đề nghị: Không nên khuyến khích sử dụng SVNL làm nguồn giống cây trồng, vật nuôi (ngoại trừ việc nuôi trồng có kiểm soát), nhưng khi cần phòng trừ có thể khuyến khích giải pháp sử dụng SVNL như một nguồn vật liệu sản xuất (sử dụng làm đồ thủ công, mỹ nghệ...) làm thức ăn cho người hoặc gia súc. Trong trường hợp đặc biệt, buộc phải dùng đến các loại hóa chất, có thể sử dụng một cách có kiểm soát và lựa chọn các loại hóa chất ít độc. Ưu tiên dùng các chế phẩm sinh học, không nên quá tiêu cực với giải pháp sử dụng thuốc hóa học khi mức độ xâm lấn của SVNL đã ở mức không thể khống chế bằng các biện pháp khác…

Báo Nhân Dân, 08/01/2017
Đăng ngày 09/01/2017
Khánh Huy
Nông thôn

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 09:18 13/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 09:18 13/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 09:18 13/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:18 13/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:18 13/12/2024
Some text some message..