Quảng Ngãi: Ráo riết truy lùng san hô đen, cả chục thợ lặn bỏ mạng

Do nằm ở độ sâu từ 50-80m so với mực nước biển, trong khi dụng cụ hành nghề của thợ lặn khá đơn giản... nên hàng chục trường hợp ngư dân đã tử nạn vì lặn tìm san hô đen.

san hô đen
Một nhánh san hô đen vừa được đem từ dưới biển lên

Với giá trên thị trường hiện lên đến trên dưới 2 triệu đồng/kg, san hô đen đang được thợ lặn đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) truy lùng ráo riết. Tuy nhiên do nằm ở độ sâu từ 50-80m so với mực nước biển, trong khi đó dụng cụ hành nghề của thợ lặn khá đơn giản: Bình hơi, máy khí nén và ống dẫn... nên hàng chục trường hợp ngư dân nơi đây đã tử nạn vì lặn tìm sản vật quí của đại dương này.

Qua tìm hiểu thì không phải đến gần đây mà cách từ hàng ngàn năm trước, san hô đen không chỉ được sử dụng để chế tác thành những đồ mỹ nghệ, mà nó còn là loại liệu quý chỉ các bậc vua chúa, quý tộc và người giàu có mới có tiền mua và sử dụng. Vì vậy mà nó còn được gọi là King’s coral (san hô của vua).

Theo một số tài liệu y học cổ truyền thì san hô đen có vị ngọt, tính bình, công dụng giải nhiệt, tiêu độc, làm sáng mắt, an thần và chống co giật.... Trong dân gian san hô đen được một số người ta chữa viêm mũi và mài lấy bột chữa bệnh trĩ…(?) bằng cách đốt nhánh rồi hít lấy khói.

san hô đen

san hô đen

thân san hô đen
Thân san hô đen được cưa thành đoạn nhỏ để làm đồ trang sức

Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa thấy có công trình nghiên cứu y học nào chứng minh tác dụng cụ thể của san hô đen. Thế nhưng thời gian gần đây, san hô đen khi sử dụng làm đồ mỹ nghệ rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo một số chuyên gia nữ trang, thì san hô đen thường được sử dụng làm nhẫn đeo tay, mặt dây chuyền, vòng đeo tay... Tuy nhiên giá sản phẩm được chế tác từ san hô đen bán khá đắt, với giá nhiều món lên đến hàng chục triệu đồng. Vì vậy giá san hô đen trên thị trường tăng lên vùn vụt. Từ chỗ giá chỉ vài trăm ngàn/kg, nay đã tăng lên gần 2 triệu đồng/kg. 

nhẫn san hô

Nhẫn được làm bằng san hô đen có giá lên đến nhiều triệu đồng

Báo Dân Việt, 18/12/2013
Đăng ngày 20/12/2013
Công Xuân
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:04 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:04 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:04 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:04 27/11/2024
Some text some message..