Quăng xác nô lệ xuống biển cho cá mập ăn hoặc cho vào hầm lạnh cùng tôm cá

Hla Phyo, một cựu nô lệ, nói, trước đây các đốc công trên tàu đánh cá đơn giản là quăng xác người chết xuống biển cho cá mập ăn thịt. Nhưng sau khi chính quyền và các công ty bắt đầu yêu cầu phải lập bảng kê số lượng người khi về bến, các thuyền trưởng sẽ bỏ thi thể người chết vào hầm lạnh...

nô lệ
Ngư phủ dỡ cá từ trên tàu xuống bến (Ảnh: AP)

Nhân công trên các tàu đánh cá Thái Lan thường được cấp giấy tờ tùy thân giả, bởi các ông chủ không thể giấu họ đi trước con mắt của nhà chức trách. Một trong những nô lệ người Miến Điện ở Benjina, Maung Soe, nói anh được cấp một hồ sơ thủy thủ mang tên và quốc tịch Thái Lan dùng làm giấy tờ nhập cảnh Indonesia. Mọi thứ, trừ tấm ảnh, đều không liên quan gì đến anh.

Soe nói anh đã đồng ý làm việc trên một con tàu đánh cá với điều kiện nó chỉ hoạt động ở vùng biển Thái Lan, bởi anh từng nghe Indonesia là nơi thủy thủ đánh cá có đi mà không có về.

“Họ lừa tôi”, anh nói. “Họ nói dối tôi… Họ làm giấy tờ giả, đưa tôi lên tàu và giờ tôi ở Indonesia”.

Lao động khổ sai

Nô lệ nói mức độ bạo hành trên các con tàu đánh cá tùy thuộc tính cách của từng thuyền trưởng và trợ lý. Aung Naing Win, bỏ lại vợ và hai con ở Miến Điện hai năm trước, nói vài người bạn cùng cảnh với anh đã không thể chịu đựng thêm và nhảy xuống biển tự tử. Win, 40 tuổi, nói công việc vất vả nhất là làm việc trong hầm lạnh của tàu đánh cá mà không có đủ quần áo ấm trong khi nhiệt độ ở đây rớt xuống 3 - 4 độ C. “Lạnh đến độ tay chúng tôi cháy hết da. Nhưng nếu chúng tôi chết cũng chẳng ai bận tâm”, Win nói.

Các phóng viên AP đã theo dõi một con tàu lớn, thu nhận hải sản từ các tàu giã cào nhỏ hơn, khi nó rời bến Benjina. Tàu Silver Sea Line có hầm hàng lớn đủ để chứa 50 chiếc xe bán tải. Tàu thuộc sở hữu của công ty Silver Sea Reefer, đăng ký ở Thái Lan. Công ty này có ít nhất 9 tàu đông lạnh chuyên chở hải sản. Nhưng họ nói họ không liên quan đến những thủy thủ đánh cá.

“Chúng tôi chỉ vận chuyển hàng theo yêu cầu của bên thuê”, Panya Luangsomboon, chủ công ty, nói. “Chúng tôi không liên quan đến các tàu đánh cá”.

Phóng viên theo dõi tàu Silver Sea Line bằng thiết bị định vị vệ tinh trong 15 ngày cho tới khi nó cập cảng Samut Sakhon, miền trung Thái Lan. Người ta chuyển hải sản lên hơn 150 xe tải rồi chở tới các cơ sở chế biến, đóng gói…

Hải sản do các nô lệ ở Benjina đánh bắt có thể đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuộc đời họ thường kết thúc ở đây, trên đảo nhỏ này. Một nghĩa địa sơ sài với hơn 60 nấm mộ nằm rải rác trong các lùm cỏ dại và cây rừng. Những tấm bia nhỏ bằng gỗ đôi khi vẫn ghi tên giả mà lúc sống người xấu số được gán cho. Chỉ bạn bè họ mới nhớ họ nằm ở đâu, ai là ai.

Hla Phyo, một cựu nô lệ, nói, trước đây các đốc công trên tàu đánh cá đơn giản là quăng xác người chết xuống biển cho cá mập ăn thịt. Nhưng sau khi chính quyền và các công ty bắt đầu yêu cầu phải lập bảng kê số lượng người khi về bến, các thuyền trưởng sẽ bỏ thi thể người chết vào hầm lạnh cùng tôm cá cho đến khi họ quay về Benjina, theo lời nhiều ngư phủ nô lệ.

Phyo bước qua những đám cỏ cao, tìm kiếm hai tấm bảng được cắm đánh dấu nơi an nghỉ của hai người bạn anh tự tay chôn cất. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi anh trốn thoát khỏi tàu đánh cá và cố gắng sống sót trên hòn đảo nhỏ này. Đêm nào anh cũng mơ về quê, về Miến Điện, nhớ về mẹ. Anh biết bây giờ bà già lắm rồi. Đứng giữa đám mộ vô danh, sự tuyệt vọng xâm chiếm tâm hồn Phyo.

“Tôi bắt đầu nghĩ rằng tôi sẽ phải ở Indonesia mãi mãi,” anh nói, giơ tay chùi nước mắt. “Tôi vẫn nhớ khi tôi đào hố chôn xác bạn, tôi nghĩ thứ duy nhất đợi chúng tôi ở đây là cái chết”.

Hlaing Min, 32 tuổi đến từ Miến Điện, đã làm trên tàu cá hơn hai năm cho đến khi anh trốn thoát. “Về cơ bản, chúng tôi là nô lệ và nô lệ là từ duy nhất tôi có thể dùng để diễn tả tình cảnh của chúng tôi”, anh nói.

“Vì sao không cứu chúng tôi”?

Trong nhiều năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Thái Lan vào danh sách theo dõi hằng năm về nạn buôn người, nói rằng Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực ngăn chặn nạn lạm dụng lao động. Nhưng năm 2014, sau nhiều lần “nâng lên đặt xuống”, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Thái Lan xuống hàng thấp nhất, có nghĩa là Thái Lan có thể chịu cấm vận đầy đủ, hỗ trợ quốc tế sẽ bị cắt. Các quốc gia như Sudan, Syria và Zimbabwe đối mặt với nguy cơ bị cấm vận ở cấp độ thấp hơn.


Maung Soe nói anh được cấp một hồ sơ thủy thủ mang tên và quốc tịch Thái Lan dùng làm giấy tờ nhập cảnh Indonesia.

Nhưng rồi Mỹ không đưa ra hình thức cấm vận nào đối với Thái Lan. “Nếu Thái Lan là Bắc Triều Tiên hay Iran, họ đã bị đối xử khác”, Josh Kurlantzick, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ quốc tế (một viện nghiên cứu uy tín ở Mỹ), nói. “Họ là là đồng minh quan trọng và chúng ta (Mỹ) có mối quan hệ lâu dài với họ”.

Trong những năm 1960-1970, khi người Mỹ cần sự hỗ trợ của Thái Lan trong cuộc chiến Việt Nam, “Thái được Mỹ ưu đãi mọi thứ”, Kurlantzick nói. Mặc dù sau khi chính phủ quân sự Thái Lan làm đảo chính năm 2006 và Mỹ lên tiếng phản đối, đình lại khoản viện trợ quân sự 4,7 triệu USD, Mỹ vẫn đưa Thái Lan vào danh sách tập trận chung. Thái Lan cũng được xem là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Hơn nữa, Mỹ vẫn cần Thái Lan, giữ quan hệ với nước này để đối trọng với Trung Quốc. Vì thế, dù có lên án nạn buôn người và yêu cầu Thái Lan giải quyết, dù có xếp nước này vào danh sách đen, Mỹ vẫn không đưa ra các hình thức cấm vận đối với Bangkok.

Nhiều ngư dân được cứu khỏi Benjina đã rất ngỡ ngàng khi biết chuyện của họ có nhiều người biết từ lâu. Maung Htwe, 26 tuổi, làm việc cực nhọc trên các tàu đánh cá của Thái Lan trong hơn 7 năm, kiếm chưa được 5USD/ngày và đó là khi may mắn. “Đôi khi tôi rất giận dữ. Nếu người ta đã biết chuyện chúng tôi cực khổ thế nào, lẽ ra họ đã phải cứu chúng tôi từ lâu rồi chứ”.

Nông Nghiệp Việt Nam, 27/04/2016
Đăng ngày 27/04/2016
Anh Minh
Thế giới

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 17:54 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 17:54 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 17:54 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 17:54 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 17:54 10/01/2025
Some text some message..