"Sàn giao dịch thủy sản" Trường Bình

Chợ đầu mối Trường Bình có diện tích hơn 1.000 m2, chỉ có 5 hộ kinh doanh, gọi là chủ vựa, nhưng hoạt động mỗi ngày 2 ca vô cùng tấp nập.

"Sàn giao dịch thủy sản" Trường Bình
Nông dân nuôi tôm trở thành thương lái, trực tiếp mang tôm đến giao dịch với người mua tại Chợ Trường Bình.

Cần Đước, Cần Giuộc là một trong những vùng nuôi tôm nước lợ khá mạnh của Long An. Chẳng thế mặc dù gần thành phố, cách chợ đầu mối Bình Điền không xa nhưng tại Cần Giuộc vẫn có một chợ đầu mối chuyên kinh doanh tôm nước lợ - chợ đầu mối Trường Bình, mà người dân địa phương gọi là “sàn giao dịch thủy sản” Trường Bình.

Ông Ngô Bảo Quốc, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc cho biết, tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ huyện Cần Giuộc 3 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 1.130 ha. Diện tích thu hoạch đúng tuổi là 580 ha, năng suất bình quân ước 2,5 tấn/ha, sản lượng ước 6 tháng đầu năm đạt 2.800 tấn. Cái khó của nhiều hộ tôm ở vùng sâu vùng xa là phương tiện vận chuyển hàng hóa. Trước đây các thương lái thu mua tôm tự nhóm họp tự phát không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như trật tự an toàn giao thông. Xét nhu cầu thị trường, UBND huyện đã quyết định quy hoạch khu vực chợ thủy sản Trường Bình, mỗi ngày ở đây tiêu thụ từ 15-30 tấn tôm nước lợ cho các hộ nuôi tôm trong khu vực.

Chợ đầu mối Trường Bình có diện tích hơn 1.000 m2, chỉ có 5 hộ kinh doanh, gọi là chủ vựa, nhưng hoạt động mỗi ngày 2 ca vô cùng tấp nập. Ca chính là từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng, ca thứ hai vào khoảng 7- 10 giờ sáng. Gọi “sàn giao dịch” bởi ở đây, khi hộ nuôi mang tôm đến bán, họ trở thành thương lái. Bạn hàng đến xem tôm, chấm điểm xếp loại tôm và ra giá mua. Chủ vựa bán hàng chỉ có nhiệm vụ cân, tính tiền dùm và thu phí “cân dùm”.  


Chủ vựa tại "Sàn giao dịch"Trường Bình tính tiền dùm các hộ nuôi tôm và chỉ thu tiền công cân tôm.

Chị Châu, một tronng những bạn hàng thường xuyên tại đây cho biết, mỗi ngày chị đến mua tôm tại sàn Trường Bình về bán lại tại chợ Mỹ Lộc. Ngoài việc bán lẻ tại chợ, thì khách hàng lớn là cung cấp tôm cho các bếp ăn tập thể của KCN.

Chị Thanh Thia, nhân viên kế toán của vựa đầu sàn cho biết, giá tôm thương phẩm tại các chợ đầu mối trung bình, cụ thể hiện nay giá tôm tại Chợ Bình Điền: tôm thẻ chân trắng cỡ 60-70 con/kg có giá từ 115.000 - 120.000 đồng/kg; cỡ 100 -110 con/kg thì giá từ 95.000 - 105.000 đồng/kg. Tôm sú cỡ 40 - 50 con/kg giá từ 220.000 - 240.000 đồng/kg; cỡ 70 - 80 con/kg giá từ 130.000 - 135.000 đồng/kg.

Giá tôm bán tại Trường Bình luôn thấp hơn Bình Điền 1-2 giá.  Mỗi ngày nông dân nuôi tôm thuê xe ôm chở tôm đến, mỗi chuyến xe ôm chở được khoảng 50 kg, giá cả thỏa thuận được với bạn hàng thì bán, nếu không ưng ý thì chở tiếp lên chợ Bình Điền. Mặc dù vậy nhưng bạn hàng ở đây rất động, không chỉ từ các chợ nhỏ trong huyện mà còn có bạn hang đến từ Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp…

NNVN
Đăng ngày 31/05/2019
Phương Chi
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 06:59 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 06:59 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 06:59 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:59 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 06:59 16/06/2025
Some text some message..