Bộ Kinh tế Nga đã thông báo các lo ngại của Mỹ đối với Nga về vấn đề này nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Quốc tế.
Theo các quy định mới được Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra trong năm 2014, mỗi nhà cung cấp phải đưa ra các thông tin cụ thể về nguồn gốc khai thác.
Nga đã cố gắng làm rõ một loạt các vấn đề khi thảo luận về các quy định mới bắt đầu trong tháng 5
Trong năm 2015, Obama và Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn Thỏa thuận Các biện pháp Quản lý Cảng Quốc gia (PSMA), thỏa thuận yêu cầu các nước thành viên thu thập thông tin nhất định từ các tàu nước ngoài trước khi cho phép các tàu này cập cảng và bán các hải sản mà họ khai thác được.
Trước đó, vào tháng 6/2014, Chính quyền Obama đã thông báo về Nhóm đặc trách của Tổng thống trong việc chống lại các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và gian lận thủy sản. Trong tháng 3/2015, nhóm đặc trách đã vạch ra kế hoạch hành động với 15 đầu mục nhằm tăng cường cung cấp thông tin về nguồn gốc thủy sản.
Các quốc gia khai thác lớn trên thế giới sẽ phải mất hàng chục tỷ USD vì quy định thủy sản mới này của Mỹ.
Quy định mới của Mỹ này nhằm vào các quốc gia khai thác thủy sản lớn trên thế giới, như Na Uy và Nga, buộc các nước này phải kiểm soát hoạt động khai thác chặt hơn và không được khai thác bất hợp pháp.