Quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch này, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước.

cảng cá Đá Bạc
Trong tương lai không xa, cảng cá Đá Bạc sẽ được đầu tư thành cảng cá động lực

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thực hiện quyết định này, cả nước đã hoàn thành 60 khu neo đậu tránh trú bão, với công suất 42.131 tàu neo đậu; hiện nay 20 khu neo đậu tránh trú bão đang tiếp tục được xây dựng. Trước đó, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến nay, cả nước có 83 cảng cá đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Ngoài nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ, tận dụng các nguồn vốn khác, một số địa phương đã tiến hành xây dựng 8 khu neo đậu tránh trú bão và 18 cảng cá.

Thực tế những năm qua, việc đầu tư cho các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tại nhiều địa phương chưa theo kịp sự phát triển của ngành khai thác thủy sản. Tại Khánh Hòa, giai đoạn 2001 - 2015, chỉ có 6 cảng cá được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp gồm: Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Đá Bạc, Đại Lãnh, Bình Ba và Bình Hưng. Các cảng này khi đưa vào khai thác đã đáp ứng kịp thời sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Mỗi năm, 6 cảng này tiếp nhận gần 50.000 lượt tàu cá ra vào cảng giao nhận hàng hóa, neo đậu tránh trú bão. Sản lượng thủy sản qua các cảng gần 60.000 tấn. Trong khi đó, trong số 10 khu neo đậu tránh trú bão chỉ mới có Khu neo đậu Sông Tắc - Hòn Rớ được đầu tư nạo vét luồng lạch đảm bảo độ sâu 4m; Khu neo đậu Ninh Hải được đầu tư xây dựng năm 2010, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2013. Các khu neo đậu tránh trú bão còn lại vẫn chưa được đầu tư, vẫn là khu neo đậu tự nhiên.

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, qua 5 năm triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão, bước đầu đã phục vụ có hiệu quả cho ngành khai thác hải sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề khai thác thủy sản có bước phát triển mạnh, số lượng tàu có công suất lớn tăng nhanh nên các cảng cá, khu neo đậu bị quá tải, không đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ hậu cần cho đội tàu khai thác hải sản.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ thực tế một số cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của nhiều địa phương không còn phù hợp với nhu cầu phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976 về quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, cả nước có 125 cảng cá loại I và loại II (đất liền có 98 cảng, tại các đảo có 27 cảng). Đối với khu neo đậu tránh trú bão, cả nước có 30 khu neo đậu cấp vùng và 116 khu neo đậu cấp tỉnh. Quy hoạch này có nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước như: kết hợp quy hoạch cảng cá và quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão thành một quy hoạch chung; thay đổi số lượng, nâng cấp một số cảng cá; chỉ đưa vào quy hoạch các cảng cá, còn bến cá giao cho các địa phương quy hoạch; bổ sung 5 trung tâm nghề cá lớn trong cả nước…

Theo quy hoạch mới, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Dự kiến đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ có 3 cảng cá loại I, gồm: Đá Bạc (TP. Cam Ranh - được xác định là cảng cá động lực của Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa), Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Đá Tây (huyện đảo Trường Sa) và 9 cảng cá loại II; định hướng đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ có thêm 3 cảng cá nữa được xây dựng ở huyện đảo Trường Sa. Ngoài ra, toàn tỉnh có 14 khu vực được quy hoạch làm khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vị trí các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão theo quy hoạch được duyệt rất phù hợp cho tàu thuyền của ngư dân mỗi khi ra vào.

Một trong những vấn đề được lãnh đạo các địa phương ven biển quan tâm là quy hoạch đã được duyệt, nhưng sẽ có bao nhiêu cảng cá, khu neo đậu được đầu tư. Thông tin từ Tổng cục Thủy sản cho biết, trong những năm tới, nguồn vốn để thực hiện quy hoạch sẽ được huy động từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác trong nước. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong cả nước giai đoạn 2016 - 2020 hơn 6.900 tỷ đồng, nhưng khả năng cân đối vốn chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: “Do khả năng cân đối vốn khó khăn nên trong giai đoạn tới sẽ có sự ưu tiên đầu tư cho các dự án”.

Trong 5 năm tới, sẽ ưu tiên đầu tư cảng cá động lực của các trung tâm nghề cá lớn (trong đó Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa đang được thí điểm đầu tư); các dự án tại các đảo; dự án có sự tham gia của tư nhân; dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng; dự án cảng cá loại I kết hợp các khu neo đậu tránh trú bão; các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đang đầu tư dở dang.

Báo Khánh Hòa, 22/12/2015
Đăng ngày 22/12/2015
Hải Lăng
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 19:00 16/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 19:00 16/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 19:00 16/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 19:00 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 19:00 16/05/2024