Quỳnh Lưu: Nhiều diện tích tôm bị chết khi mới thả

Hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã có 6 hồ nuôi tôm của 4 hộ gia đình xuất hiện dịch bệnh với diện tích 2,4 ha. Đây là những diện tích tôm mới thả nuôi từ 8 – 20 ngày.

Quỳnh Lưu: Nhiều diện tích tôm bị chết khi mới thả
Hiện nay, bà con huyện Quỳnh Lưu đang tích cực thả nuôi tôm vụ 1. Ảnh: Việt Hùng

Xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) có tổng diện tích nuôi tôm hơn 186 ha, trong đó vùng nuôi trồng thủy sản và các vùng khác 104 ha, vùng HTX Lộc Thủy là 82 ha. Tổng số hộ nuôi của xã là 142 hộ với hơn 400 lao động thường xuyên.

Tính đến nay, xã Quỳnh Bảng thả nuôi được 60% diện tích. Tuy nhiên, trên địa bàn đã có 6 hồ nuôi của 4 hộ gia đình xuất hiện dịch bệnh với diện tích 2,4 ha. Đây là những diện tích mới thả nuôi từ 8 – 20 ngày. Biểu hiện ban đầu là tôm giảm ăn đột ngột, tôm lờ đờ, tấp vào bờ và chết.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến tôm chết, xã Quỳnh Bảng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến các hộ nuôi không tự ý xả thải ra môi trường.

Trước mắt, các hồ nuôi có tôm chết cần xử lý bằng hóa chất Clorin và vôi khối thả trực tiếp xuống ao. Còn đối với các hộ chưa lấy nước vào thả nuôi thì tạm dừng công tác lấy nước vào nuôi, tránh lây lan nguồn bệnh.

Quỳnh Lưu: Nhiều diện tích tôm bị chết khi mới thả

Trong nuôi tôm, giống là yếu tố quyết định đến chất lượng và sản lượng cuối vụ. Ảnh: Lê Nhung

Trên địa bàn xã Quỳnh Bảng có diện tích nuôi tôm lớn nhưng hệ thống kênh cấp, thoát nước vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến nguy cơ lây lan bùng phát dịch bệnh lớn. 

Báo Nghệ An
Đăng ngày 12/04/2017
LÊ NHUNG
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:51 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 09:51 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 09:51 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 09:51 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:51 15/11/2024
Some text some message..