Rà soát dự án chuỗi cá tra bền vững, phát triển hình ảnh tại EU

Sau 4 năm triển khai nhiều hoạt động, Dự án Xây dựng Chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, chủ trì bởi Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), phối hợp thực hiện với WWF Việt Nam, WWF Áo và VASEP đã thu được những kết quả tích cực và cụ thể. Mỗi doanh nghiệp cá tra tham gia triển khai các gói hỗ trợ đã tiết kiệm được từ 2-5 tỷ đồng, tiết kiệm được 28,5% lượng nước tiêu thụ, 28% lượng nước thải được giảm phát ra môi trường, 18,6% lượng điện tiêu thụ và 2000 tấn GHG/năm giảm phát thải ra môi trường.

hội thảo

Nhằm đánh giá, công bố các kết quả đạt được của dự án đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ các bên trong chuỗi cung ứng cá tra, ngày 17/1/2017, Dự án SUPA đã tổ chức Hội thảo “Rà soát đánh giá kết quả dự án” tại Cần Thơ.

Theo tổng hợp của VNCPC, Dự án này đã nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho 9 vùng tập trung ương và 9 vùng tập trung nuôi, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hơn 200 hộ nuôi ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, ứng dụng kết quả nghiên cứu cho 259 nông dân ở 3 tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long và An  Giang.

Để giúp doanh nghiệp chế biến cá tra tối ưu hóa các quá trình sản xuất, tiết kiệm năng lượng, nước, cắt giảm chi phí sản xuất, sáng tạo và đổi mới sản phẩm, cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp, Dự án cũng đã triển khai gói hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến cá tra thông qua 2 chương trình là: Chương trình sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) và chương trình đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững (SPI). Sau 48 tháng thực hiện đã đào tạo, đánh giá RECP cho 53 doanh nghiệp cá tra và trao chứng nhận RECP cho 7 DN.

Nằm trong khuôn khổ dự án SUPA, WWF Áo khởi xướng và thực hiện phát triển ý tưởng mới cho quảng bá các sản phẩm cá tra tại thị trường EU ở 3 nhóm ý tưởng: (1) Cải tiến bao bì và chuyển tải thông tin trên bao bì sản phẩm; (2) Phát triển nhóm sản phẩm mới và khách hàng mới; (3) Truyền thông xây dựng hình ảnh sản phẩm.

Theo kết quả khảo sát của WWF Áo thì có tới 86% người tham gia biết tới sản phẩm cá tra, 80% người biết tới cá Alaska pollock (sản phẩm cá thịt trắng đối thủ cạnh tranh lớn của cá tra Việt Nam) và chỉ có 20% biết tới sản phẩm cá rô phi. ½ người tiêu dùng thích vị ngon của cá tra và 1/3 người tiêu dùng bàn tới vấn đề giá cả, ¼ người tiêu dùng muốn ăn thử cá tra. Tuy nhiên, một số người khác cũng hoài nghi cho rằng cá tra không ngon hơn các sản phẩm hải sản và lo ngại về thuốc kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi cá.

Đại diện WWF Áo cho rằng, sản phẩm cá tra Việt Nam tại Châu Âu vẫn còn nhiều thách thức như: giá thấp, hình ảnh bị bôi xấu theo hướng tiêu cực, không có chế độ ưu đãi dành cho sản phẩm có dán nhãn ASC, vẫn còn có cảm nhận không đúng từ khách hàng và chịu sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm cá thịt trắng khác. Thông qua dự án Fish Forward ở 11 nước Châu Âu, WWF Áo sẽ tiếp tục xây dựng những câu chuyện tích cực về cá tra và quảng bá cùng với mạng lưới WWF toàn cầu.

Sau buổi hội thảo, đại diện 4 bên tham gia dự án SUPA và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ cũng tiến hành Lễ cắt băng khánh thành trang trại mẫu.

Vasep, 20/01/2017
Đăng ngày 22/01/2017
Tạ Hà
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:32 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:32 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:32 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:32 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:32 25/04/2024