PGS. Guillermo Diaz-Pulido, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do tảo và đặc biệt là rong biển sẽ cạnh tranh về không gian với san hô trong rạn san hô.
Các nhà nghiên cứu đã biết rằng lượng CO2 gia tăng ảnh hưởng đến hành vi của rong biển nhưng hiện đã chứng minh được diễn biến của tình trạng này. Nguyên nhân được xác định là do sự gia tăng của các hợp chất hóa học tác động xấu đến san hô.
PGS. Diaz-Pulido cho rằng nghiên cứu là bước tiến lớn trong việc tìm hiểu cách rong biển gây hại cho san hô và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định hậu quả của sự gia tăng khí thải CO2 đến sức khỏe của rạn san hô Great Barrier. Để sinh trưởng, tảo cần có ánh sáng và CO2 giống như bất cứ loài thực vật nào. Vì trong tương lai, tảo sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với CO2 trong nước biển, nên nhóm nghiên cứu muốn biết lượng CO2 cao đến mức nào sẽ ảnh hưởng đến tảo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số loại tảo sản sinh hóa chất mạnh mẽ ngăn chặn hoặc tiêu diệt san hô nhanh hơn. Hiện tượng này có thể diễn ra nhanh chỉ trong vài tuần. Nghiên cứu được thực hiện tại đảo Heron, một cồn san hô ở phía nam của rạn san hô Great Barrier bằng cách sử dụng các thí nghiệm về rạn san hô ở dưới nước và các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ngoài trời.
PGS. Diaz-Pulido cho rằng nghiên cứu gây tác động trên toàn cầu vì một trong những loài rong biển được nghiên cứu gây thiệt hại nặng nề nhất là loài tảo nâu thường thấy trong các rạn san hô trên toàn thế giới. Nếu những loại tảo này sử dụng CO2 hàm lượng cao trong nước biển thì lo ngại thậm chí còn lớn hơn. Phạm vi của vấn đề quá rộng vì việc loại bỏ hàng loạt rong biển từ rạn san hô sẽ không tác động lớn bởi khả năng tái sinh trưởng của rong biển. Vì vậy, nhóm nghiên cho rằng cần phải giảm lượng CO2 trong khí quyển để giải quyết triệt để vấn đề.