Robot tiêu diệt sứa

Các kỹ sư môi trường Hàn Quốc vừa tạo ra loại robot có khả năng bắt và tiêu diệt sứa, sau khi xảy ra nhiều vụ sứa tấn công gây hại cho con người và các loài sinh vật biển.

robot bắt sứa
Robot bắt sứa có thể bắt được 900 kg sứa trong một giờ. Ảnh: KAIST

Hệ thống Robot Loại bỏ Sứa (JEROS) là thiết bị được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Cao Hàn Quốc (KAIST) phát triển, có khả năng bắt gọn và tiêu diệt các đàn sứa, Discovery News đưa tin.

Myung Hyun, giáo sư nghiên cứu về robot bắt đầu nghiên cứu hệ thống bắt sứa không sử dụng sự tác động của con người từ 3 năm trước, khi các vụ sứa tấn công dọc bờ biển phía đông nam của nước này diễn ra liên tục.

Robot JEROS nổi trên mặt nước, sử dụng đồng thời hệ thống GPS và camera để phát hiện những đàn sứa khi chúng xuất hiện. Những con robot sẽ tự động xác định hướng đi và hình thức bắt tối ưu. Động cơ đẩy gắn với mỗi con robot cho phép chúng di chuyển trong nước. Các lưới ngập nước sẽ dẫn đàn sứa về phía robot, nơi gắn một miếng chân vịt dùng để tiêu diệt sứa.

Các kỹ sư của KAIST cho biết những con robot đầu tiên có thể tiêu diệt khoảng 400 kg sứa trong một giờ. Trong khi đó những con robot phiên bản mới có thể thực hiện tương tự với 900 kg sứa trong cùng khoảng thời gian đó.

Xúc tu sứa có thể kéo dài gần 2 m. Nọc độc chứa trong xúc tu cũng là một trong những loại nọc độc dễ gây chết người nhất trên thế giới. Sứa thường gây tác nghẽn các đường ống nước cần thiết để làm mát trong các nhà máy điện. Một nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển hôm 30/9 phải đóng cửa vì bị một đàn sứa khổng lồ tấn công.

Sứa gây ra nhiều thiệt hại cho ngành đánh bắt cá địa phương, nơi chúng làm tắc các lưới đánh bắt, ăn trứng cá và ăn cả những loài sinh vật phù du vốn là thức ăn của cá.

Loài sứa cũng tàn sát nhiều loài sinh vật biển. Năm 2007, một vụ sứa tấn công ở Ireland đã làm chết ngạt 100.000 con cá hồi.

Theo Vnexpress
Đăng ngày 05/10/2013
Thùy Linh
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:05 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:05 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:05 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:05 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:05 17/02/2025
Some text some message..