Rong biển Trường Sa, nguồn lợi nằm chờ

Từ lâu, rong biển đã được biết đến như một sản vật giàu dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Rong biển còn được dùng làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp: thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm... Có giá trị lớn như thế nhưng rong biển tại quần đảo Trường Sa lại chưa được định hướng nghiên cứu để đưa vào khai thác.

rong biển
Thu mẫu rong biển tại quần đảo Trường Sa.

Ở nước ta hiện nay, một số nhóm rong như: rong câu (Gracilaria), rong đông (Hypnea), rong mơ (Sargassum), rong mào gà (Laurencia), rong kỳ lân (Eucheuma, Kappaphycus)... đã được nuôi trồng rộng rãi phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là một trong những ngành nghề mới, góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là các vùng ven biển.

Quần đảo Trường Sa với khoảng 100 hòn đảo, đá ngầm và bãi san hô có nhiều loài rong biển nhưng các công trình nghiên cứu về rong biển Trường Sa còn rất ít, chủ yếu nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và sinh lượng, khu hệ.... còn nghiên cứu về nguồn lợi rong biển hầu như chưa có. Để có cơ sở khoa học trong khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên rong biển, đồng thời bổ sung tư liệu về nhóm nguồn lợi này ở nước ta, trong thời gian qua các nhà khoa học thuộc viện Tài nguyên và môi trường biển đã tiến hành nghiên cứu nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại mười đảo thuộc quần đảo Trường Sa: Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Phan Vinh, Tốc Tan, Thuyền Chài, Đá Tây, Sinh Tồn và Đá Nam, các nhà khoa học đã xác định được 255 loài rong biển thuộc bốn ngành là khuẩn lam (Cyanophyta), rong đỏ (Rhodophyta), rong nâu (Phaeophyta) và rong lục (Chlorophyta). Trong đó, rong đỏ chiếm ưu thế hơn cả: 136 loài chiếm 53,3%, tiếp theo là rong lục: 69 loài chiếm 27%, khuẩn lam và rong nâu có số lượng loài bằng nhau: 25 loài chiếm 9,8%.

Rong biển ở quần đảo Trường Sa phân bố rất đa dạng và không đồng đều. Theo đó, sự phân bố địa lý (phân bố rộng) của rong biển tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa hoàn toàn không giống nhau. Số lượng loài tại các đảo dao động từ 17 loài (đảo Phan Vinh) đến 127 loài (đảo Đá Tây), trung bình là 72,9 loài. Sự phân bố rộng của các loài rong biển ở đây phù hợp với quy luật phân bố của sinh vật thuỷ sinh. Hệ số tương đồng của các loài tại các đảo khác nhau dao động từ 0,102 (giữa Đá Nam và Tốc Tan) đến 0,677 (giữa Trường Sa và Nam Yết). Nguyên nhân chính của sự sai biệt này là vị trí địa lý giữa các đảo, tác động của con người và thiên nhiên.

Sự phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) của rong biển tại quần đảo Trường Sa chỉ nằm trong giới hạn từ vùng triều trở xuống và tập trung chủ yếu ở vùng triều thấp. Một số loài có thể phân bố sâu đến 20m hoặc hơn. Trong số 255 loài rong biển đã phát hiện được tại quần đảo Trường Sa, có tới 72% số loài phân bố ở vùng triều và 28% loài phân bố ở vùng dưới triều. Căn cứ theo giá trị sử dụng của từng loài, các nhà khoa học đã phân loại rong biển tại quần đảo Trường Sa thành sáu nhóm sau: làm nguyên liệu chế biến keo carrageenan; làm nguyên liệu chế biến agar; làm dược liệu; làm thực phẩm; làm phân bón; làm rau xanh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại quần đảo Trường Sa có 62 loài rong có giá trị kinh tế, trong đó, một số loài có trữ lượng tự nhiên tức thời là: rong mơ (34 tấn), rong câu (9 tấn), rong guột (10 tấn), rong quạt (5 tấn), rong gai (9 tấn), rong đông (13 tấn), rong mào gà (15 tấn), rong sụn (30 tấn) và rong loa kèn (20 tấn).

Nghiên cứu nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn giúp các cơ quan quản lý tại quần đảo Trường Sa định hướng khai thác nguồn tài nguyên quý giá này một cách hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng hải đảo.

Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 01/08/2013
BÀI VÀ ẢNH: TS ĐÀM ĐỨC TIẾN (VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN)
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:24 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:24 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:24 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:24 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:24 01/12/2024
Some text some message..