Ruồi giấm phát phì khi bị “cách ly xã hội”

Khó ngủ, phát phì đó là hệ quả không mong muốn khi bị cách ly quá lâu. Sự cô đơn có thể là nguyên nhân cho hai hiện tượng trên. Các thí nghiệm với ruồi giấm đã chứng minh điều này.

ruồi giấm
Ruồi giấm là sinh vật xã hội, khi cô đơn quá lâu chúng khó ngủ và phát phì.

Ruồi giấm là sinh vật xã hội, chúng có những điểm chung với con người. Các loài côn trùng sống trong cộng đồng không chỉ cảm thấy hòa đồng với nhau mà chúng còn tán tỉnh và chơi đùa với nhau. Chúng cần nhau, ví dụ khi tìm kiếm thức ăn hoặc bảo vệ con non. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller ở New York sử dụng những điểm tương đồng này để tìm hiểu thêm về con người.

Đại dịch tác động vào tâm trí của nhiều người. Rối loạn giấc ngủ thường là những biểu hiện ban đầu cho những căn bệnh nghiêm trọng. Người mất ngủ thường bẳn gắt, khó chịu. Ai cả tuần, cả tháng không được bình yên có thể bị trầm cảm. Do đó, các nhà khoa học muốn tìm hiểu chính xác tình trạng bị cô lập với  xã hội ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào và điều gì xảy ra trong não khi con người phải sống cô đơn.

Ruồi giấm thích ngủ và ngủ kéo dài. Chúng  ngủ nghỉ tới 16 giờ trong ngày là bình thường. Ban đầu, các nhà nghiên cứu đặt côn trùng thành từng nhóm 100 con, số lượng sau đó giảm dần. Chúng vẫn không có sự thay đổi về hành vi khi ngủ ở nhóm 25 con và sau đó là 5 con. Ngay cả khi chỉ có hai con ruồi sống cùng nhau, hồ sơ giấc ngủ không có sự sai lệch lớn so với trạng thái bình thường. Tình hình thực sự thay đổi khi ruồi bị phải sống cô lập hoàn toàn.

Khi sống cô độc một mình ruồi bị  “mất ngủ rõ rệt”, khi ruồi phải sống hoàn toàn biệt lập ba ngày liền. Ngoài ra chúng tỏ ra rất phàm ăn. Triệu chứng được công bố trên tạp chí Nature.  Trong đại dịch nhiều người cũng bị tăng cân trong một thời gian cách ly rất ngắn, người ta đặt tên trạng thái này là “Hyperphagie”, một dạng “đói ăn”.

Do đó, các nhà nghiên cứu giả định rằng không chỉ có mối liên hệ giữa sự cô đơn và chất lượng giấc ngủ, mà còn giữa sự cô lập xã hội và hành vi ăn uống. Nguyên nhân hiện tượng này là do gene. Nghiên cứu về cấu trúc thần kinh cho thấy một số tế bào não phản ứng với sự cô lập, điều này cũng liên quan đến  giấc ngủ và  ăn uống. Có thể những loài sinh vật có lối sống theo xã hội coi sự sống cô đơn kéo dài như tín hiệu báo trước về một tai họa sắp xẩy ra  buộc nó phải tỉnh táo để đề phòng. Ăn nhiều cũng là biểu hiện của phòng khi cơ nhỡ - một kiểu “quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy”.

Tạp chí Tia Sáng
Đăng ngày 25/08/2021
Xuân Hoài
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 21:06 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 21:06 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 21:06 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 21:06 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 21:06 28/03/2024