Săn cá chình bổ sinh lực kiếm cả triệu đồng mỗi đêm

Thời gian gần đây, thông tin ăn cá chình giúp tăng cường sinh lực đã khiến giá loài thủy sản này tăng ngất ngưỡng. Trong bối cảnh nhu cầu cao và nguồn giống khan hiếm, cá chình con ở các sông huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) thực sự trở thành cơ hội làm giàu cho các hộ dân nơi đây. Với kỹ thuật bắt cá chình siêu hạng, nhiều người có thể kiếm được hàng triệu đồng mỗi đêm.

san ca chinh
Một khúc sông người dân săn chình giống ở Vĩnh Thạnh.

Đi bắt “lộc trời”

Vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, khi nước lũ từ thượng nguồn bắt đầu đổ về, cũng là lúc người dân huyện Vĩnh Thạnh lại ra sông bắt cá chình giống để bán cho người nuôi.

Theo kinh nghiệm của những thợ săn cá chình lành nghề, thời điểm này, cá chình xuất hiện dày đặc trên những khúc sông trải dài của huyện Vĩnh Thạnh. Vì thế, nhiều người ngâm mình suốt đêm dưới nước để thu “lộc” chình giống. Chính nhờ nghề khai thác cá chình, nhiều hộ dân nơi dây đã có cơ hội đổi đời.

Màn đêm buông xuống nhưng những tiếng í ới gọi nhau đi săn cá chình giống phá tan không gian tĩnh mịch, yên ả của làng quê. Hàng trăm người dân từ già trẻ, gái trai với đèn pin rọi nhấp nháy dày đặc cả một khúc sông.

Mọi người vào vị trí đã được xí chỗ trước đó, bắt đầu hì hục dưới làn nước ngập tới bụng để bắt cá chình giống.

Anh Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi, ở thôn Định Nhất, xã Vĩnh Hảo) kiểm tra lại lần cuối các dụng cụ để chuẩn bị cho một đêm bắt cá chình giống.

Theo anh Tiến, dụng cụ bắt cá chình con khá đơn giản với một chiếc sõng nan để bơi vào chân đập; một chiếc đèn pin; một tấm lưới mùng dài khoảng 2m, rộng gần 1m, hai bên gắn hai thanh gỗ hoặc tre dùng để xúc, viền dưới của tấm lưới gắn chì hoặc một sợi dây xích dài, đủ nặng để giữ cho tấm lưới được căng; hai cuộn dây nhựa để làm bẫy cho chình con chui vào và một cái xô nhựa để đựng cá chình.

Theo lời anh Tiến, riêng thôn Định Nhất có khoảng vài chục người làm nghề khai thác cá chình giống. “Nghề bắt cá chình giống rất đơn giản, dễ làm nên ai cũng có thể tham gia. Riêng tôi đã có thâm niên hơn chục năm làm nghề bắt cá chình giống kể từ khi có đập thủy lợi Định Bình. Nghề này không đòi hỏi bí quyết gì nhiều, chỉ cần kiên nhẫn, chịu được lạnh dưới nước, thức đêm giỏi là được”, anh Tiến chia sẻ.

Ngồi trò chuyện, anh Tiến kể lại cơ duyên đến với nghề bắt cá chình. Theo đó, cách đây 11 năm, khi đập thủy lợi Định Bình được xây dựng, vào một đêm đi bắt cá ở bờ tràn dưới chân đập, anh Tiến tình cờ phát hiện ra cá chình con đang vượt bờ tràn.

Theo dõi nhiều lần anh Tiến phát hiện ra khi có nước lũ về, cá chình con tập trung rất nhiều phía hạ lưu đập Định Bình. Nhất là khi các cửa xả của hồ được chặn lại là lúc cá chình tìm cách vượt lên. Từ đó, năm nào anh cũng canh vào thời điểm này để đi bắt cá chính khu vực đập Định Bình.

Khoảng 18h30, một nhóm thanh niên có mặt ở khúc sông uốn lượn thuộc xã Vĩnh Hảo. Khi thấy cá chình con bắt đầu ngo ngoe ở những tảng đá, anh Nguyễn Văn Thiên (30 tuổi, ở làng Tà Điek, xã Vĩnh Hảo) ra hiệu cho người bạn của mình cập xuồng sát mép sông, chiếc vợt lưới được căng ra chờ sẵn, lúc này đã có hàng chục con cá chình con ngo ngoe sát mép sông. Cuộc vây bắt cá chình giống bắt đầu.

Như người chỉ huy, anh Thiên ra hiệu cho mấy anh em, 3 chiếc đèn pin được bật lên cùng lúc quét loang loáng quanh khúc sông, những con cá chình con giật mình bởi mấy luồng ánh sáng đột ngột buông mình rơi vào chiếc vợt lưới đang giăng sẵn bên dưới. Anh Thiên ước tính có khoảng hơn 50 con chình giống trong mẻ đầu tiên.

Khoảng 22h, anh Thiên lôi từ trong bao ra 2 cuộn dây nhựa, cuộn dây nhựa được quấn thành nùi để làm bẫy nhử. Theo anh Thiên, lúc này cá chình con đã mệt nên dùng nùi dây nhựa làm bẫy nhử rất hiệu quả.

Hai chiếc nùi dây nhựa được treo lên những hòn đá nằm sát mép sông, nơi có lượng cá chình con leo lên nhiều nhất. Những chú chình con vượt qua những hòn đá nằm ở dưới sông rồi leo đến đấy đã ngoan ngoãn chui vào chiếc bẫy để nghỉ ngơi.

Sau khoảng 1 giờ, đợi cho có nhiều chình con chui vào, anh Thiên chỉ cần đem cuộn dây nhựa vào chiếc vợt lưới lớn để giũ chình con ra. Có mẻ nhiều lên đến hơn mấy trăm con.

Anh Thiên cho biết: “Gần 500 con cá chình con mới được 1kg. Nếu may mắn đêm nào trúng mẻ thì 3 anh em tôi cũng được chừng 4kg. Hiện nay, nhiều vùng nuôi thủy sản có nhu cầu rất lớn về cá chình giống.

Chình con bắt về có người đến mua liền. Giá chình con hiện tại khoảng 2,5 triệu đồng/kg, mỗi đêm nếu “trúng”, nhóm tôi cũng được chục triệu, chia ra mỗi người hơn 3 triệu”.

ca chinh thuong pham
Cá chình thương phẩm được nuôi tại Vĩnh Thạnh từ nguồn cá giống được bắt ở các sông trên địa bàn.

Ăn cá chình giúp tăng cường sinh lực

Sau một đêm thức trắng săn cá chình giống trên sông, ngày mới, bà con lại hồ hởi đem bán tại các cơ sở thu mua. Bà Phan Thị Đ. (người chuyên thu mua cá chình giống ở thị trấn Vĩnh Thạnh), cho biết:

“Thời gian này, cá chình giống bắt đầu xuất hiện nhưng chưa nhiều. Khoảng một tháng nữa thì nhiều lắm. Tại thời điểm bây giờ, bình quân tôi thu mua được hơn 10.000 con/đêm, đóng thùng ôxy vận chuyển đi tiêu thụ ở các đại lý lớn tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù cho thu nhập cao nhưng cá chình con được mệnh danh là loài thủy quái “mình rắn, đuôi lươn, răng mõm chó”.

Trong khi đó, các sông ở huyện Vĩnh Thạnh có nhiều đá ngầm, hang ngầm là nơi ưa thích của loài chình ngày ẩn trong hang sâu, tối mới ra ngoài kiếm ăn nên săn buộc phải đi ban đêm. Nhiều người cũng nhọc sức, bán mạng săn giống chình này.

Anh Nguyễn Văn Thành (42 tuổi, ở thôn Định Nhất, xã Vĩnh Hảo) bộc bạch: “Người ta gọi loại cá chình này là cá rắn vì mình thon dài như con rắn. Sở dĩ thời gian gần đây người ta tích cực săn chình là do nhu cầu thưởng thức của ngon vật lạ của mọi người tăng lên.

Nhiều nhà hàng sẵn sàng mua chình thương phẩm để chế biến vì tin đồn ăn chình sẽ giúp cải thiện, tăng cường sinh lực, trị các chứng vô sinh, bất lực…”.

Theo bà Đ, cá chình leo giá vùn vụt. Giá cá chình thương phẩm hiện tại các chủ quán thu vào dao động từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/kg. Bắt được con chình lớn là có tiền triệu trong tay, khỏe hơn đi làm nên nhiều người đi săn chình để cải thiện cuộc sống.

“Cá chình thương phẩm bắt tại sông bây giờ hiếm lắm, muốn có phải đặt trước. Do nó ngon, bổ nên giá lên từng ngày. Hồi trước giá thương phẩm chỉ 400.000 đồng/kg, sau thì lên dần, giờ thì hơn 1 triệu đồng rồi, có khi hơn thế. Nhưng điều quan trọng là người mua vẫn tranh nhau để được thưởng thức nó vì nó đáng đồng tiền bát gạo chứ không như các loài cá khác”, bà Đ. cho biết.

Theo các nhà khoa học, cá chình là loài di cư, chình mẹ đẻ ở biển sâu, chình con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông và lớn lên trên sông. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ. Hiện chưa có nước nào nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo chình.

Trong khi đó, cá chình là loài thủy đặc sản cao cấp, thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng rất cao và còn là một vị thuốc bổ dưỡng.

Ở nước ta, nông dân cần số lượng lớn cá chình giống để thả nuôi ao hồ và giá chình thương phẩm liên tục tăng cao. Chính điều này đã khiến người dân ở miền Trung nói chung, ở huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, không chỉ tận thu chình giống, mà còn ồ ạt hành nghề châm điện tận diệt chình thịt trên các sông, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài cá này.

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Trữ lượng cá chình giống ở Vĩnh Thạnh khá lớn nên việc khai thác của người dân cũng tăng lên. Trong khi đó, chình là một loài có giá trị, nếu khai thác bừa bãi sẽ dẫn đến nguy cơ tận diệt.

Huyện cũng đã làm việc với cơ quan chức năng để nghiên cứu và tìm ra giải pháp khai thác cá chình giống một cách hiệu quả nhất, vừa đảm bảo có thêm thu nhập cho người dân, vừa không làm cạn kiệt loài cá này”.

Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung và nhiều địa phương khác có cá chình sớm có giải pháp quản lý, hướng dẫn cho người dân khai thác hợp lý chình giống, nhằm bảo vệ nguồn lợi này được bền vững, lâu dài.

Báo Pháp luật VN/Dân Trí, 17/09/2016
Đăng ngày 17/09/2016
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản, hướng tới gỡ 'thẻ vàng'

Cảng cá Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng từ lâu đã là một trong những cảng cá trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động khai thác mà còn đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ nguồn gốc thủy sản tại đây không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu.

Cảng cá Trần Đề
• 09:40 09/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 03:33 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 03:33 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 03:33 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 03:33 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 03:33 15/06/2025
Some text some message..