Sản xuất nước mắm từ phụ phẩm cá tra

Thu dịch đạm thủy phân từ đầu xương cá tra và ứng dụng trong sản xuất nước mắm.

Chế biến cá tra
Tận dụng phụ phẩm cá tra để sản xuất nước mắm.

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Hương - Trưởng bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang vừa nghiên cứu thành công đề tài thu nhận dịch đạm thủy phân từ đầu xương cá tra và ứng dụng trong sản xuất nước mắm. Kết quả đề tài là cơ sở khoa học cho việc triển khai sản xuất nước mắm từ phụ phẩm cá tra với quy mô công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước mắm ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tận dụng phụ phẩm...

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Hương cho biết, theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2019, xuất khẩu cá tra đạt khoảng 2 tỷ USD, sản lượng cá tra nguyên liệu đạt khoảng 1,4 triệu tấn. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đã tạo ra một lượng rất lớn phụ phẩm bao gồm: đầu, khung xương, nội tạng, da, vây, thịt vụn… dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, đầu và khung xương cá là nguồn giàu protein, có thể tận dụng để sản xuất dịch thủy phân protein. Dịch thủy phân protein thu được với thành phần dinh dưỡng cao có thể được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm như sản xuất nước mắm.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nước mắm của người tiêu dùng rất lớn, nhưng những năm gần đây, sản lượng khai thác cá cơm và cá nục ngày càng ít dần, nguồn nguyên liệu cá dùng cho sản xuất nước mắm không còn nhiều như trước, giá cá dùng để sản xuất nước mắm ngày càng cao. Trong khi đó, số lượng đầu và khung xương cá tra được thải ra từ quá trình chế biến cá tra rất lớn, có giá rẻ hơn nhiều so với cá cơm và cá nục. Mặt khác, thời gian sản xuất nước mắm cá cơm theo phương pháp truyền thống dài, thường khoảng 12 tháng, trong khi đó việc bổ sung enzyme protease để thủy phân protein đầu và khung xương cá tra làm tăng nhanh quá trình thủy phân nên rút ngắn được thời gian sản xuất nước mắm rất nhiều so với phương pháp truyền thống.

Từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu “Thu nhận dịch đạm thủy phân từ đầu xương cá tra và ứng dụng trong sản xuất nước mắm” đã được thực hiện, do PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Hương làm chủ nhiệm đề tài. Sau thời gian thực hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng kết hợp hai enzyme Alcalase và Flavourzyme để thủy phân phụ phẩm cá tra với chế độ thủy phân thích hợp đã tạo ra dịch thủy phân protein có chất lượng cảm quan và hóa học tốt, hoàn toàn có thể được sử dụng trong việc sản xuất nước mắm. Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra được bổ sung muối với tỷ lệ 25%, sau đó được ủ trong thùng chứa bã chượp chín cá cơm ở điều kiện tự nhiên trong 8 tuần để gây hương vị thơm ngon và màu sắc đặc trưng cho nước mắm.

... để làm ra nước mắm thượng hạng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước mắm được sản xuất từ phụ phẩm cá tra đạt các chỉ tiêu về cảm quan, hóa học và vi sinh vật theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107-2018. Nước mắm có màu nâu cánh gián, mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, có vị ngọt của đạm, nước mắm trong, không vẩn đục và không có tạp chất. Hàm lượng nitơ tổng số trong nước mắm là 25,69g/l, hàm lượng nitơ axit amin 14,38g/l, hàm lượng nitơ amoniac 2,35g/l. Nước mắm có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng tổng axit amin 9,48g/100ml; trong đó hàm lượng các axit amin không thay thế 5,39g/100ml. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107-2003, nước mắm được sản xuất từ phụ phẩm cá tra được phân loại thượng hạng.

Theo Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học công nghệ, Trường Đại học Nha Trang, việc tận dụng phụ phẩm cá tra trong việc sản xuất nước mắm không những góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu còn lại sau chế biến, tạo ra một loại sản phẩm nước mắm mới có giá trị cao. Thành công của đề tài tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty chế biến cá tra nói riêng và chế biến cá nói chung tận dụng phụ phẩm cá để phát triển sản xuất nước mắm, làm đa dạng hóa các mặt hàng nước mắm trên thị thường, góp phần mang lại lợi ích thiết thực, tăng thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp và phát triển ngành thủy sản một cách bền vững.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 28/04/2020
Khánh Hà
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 23:02 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 23:02 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 23:02 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 23:02 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 23:02 16/02/2025
Some text some message..