Sáng chế "biến" tảo lam độc hại thành bột protein

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ biến tảo lam độc hại trên hệ thống sông ngòi thành bột protein thân thiện với hiệu quả giải độc cao.

tảo nở hoa
Tảo lam được coi là vi khuẩn độc hại, nhiều năm qua đã trở thành một nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân. Ảnh: Chinafocus

Đề tài nghiên cứu do nhóm chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu sáng kiến Môi trường (thành phố Tô Châu) và Thanh Hoa, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc tiến hành. Theo đó, các chuyên gia đã sử dụng sóng siêu âm micro giây để làm phát nổ, phá tan tảo lam xanh, giúp giải độc với hiệu suất lên tới 99,8%.

Yu Zhengdao, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết quá trình xử lý tảo lam độc hại không hề bổ sung thêm bất kỳ chất phản ứng hóa học hoặc sinh học nào, mà chỉ dùng hơi nước làm dung môi để khử độc nên không gây phát thải.

“Kết quả kiểm tra sau khi khử độc, bột protein tảo lam này có hàm lượng độc tố thấp hơn nhiều về cấp độ thực phẩm so với các sản phẩm tảo khác và có thể được sử dụng trong ngành đánh bắt thủy sản”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, độc tố trong tảo lam là một trở ngại lớn đối với việc tận dụng nguồn protein có trong tảo, trong khi hàm lượng protein hòa tan trong nước ở tảo lam đạt tới 72%.


Hiện tượng tảo lam “nở hoa” có thể làm cạn kiệt oxy trong các hồ nước ngọt, giảm trữ lượng cá, và tăng chi phí sản xuất thủy sản. Ảnh: Xinhua

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ mang tính đột phá này có thể góp phần vào việc quản lý sinh thái sông và hồ tốt hơn cũng như thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản, trong bối cảnh nhiều địa phương trên toàn quốc đang phải sống chung với vấn nạn này.

Trước đó, vào cuối năm ngoái các nhà nghiên cứu ở Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng đã tìm ra giải pháp có tiềm năng chống tảo lam khi phát hiện một loại virus có tên là Mic1 ở hồ Sào (Chao), tỉnh An Huy, nơi thường xuyên có hiện tượng “tảo lam nở hoa” vào mùa hè. Vấn nạn ô nhiễm tảo lam khiến nguồn nước sinh hoạt ở địa phương bị nhiễm độc, cá tôm chết nổi và nồng nặc mùi hăng hắc kéo dài.

Theo đó các nhà khoa học đã cấy DNA của virus Mic 1 có đầu quá khổ và đuôi dài như mỏ neo này vào một tế bào của tảo lam để sau đó virus nhân lên mạnh mẽ rồi xé nát vật chủ và dần dần đánh tan các tế bào tảo lam khác. Ông Cao Xihua, nhà nghiên cứu về sinh thái biển và khoa học môi trường, cho biết: “Khám phá này rất hữu ích vì nó cung cấp một cách tiếp cận khả thi để giải quyết mối đe dọa môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới”.

Mặc dù virus Mic 1 có tiềm năng để giải quyết và giảm bớt vấn nạn tảo lam, tuy nhiên việc nhân nuôi và ứng dụng virus này mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Theo tiến sĩ Jiang Yongliang, virus Mic1 mới chỉ có thể tiêu diệt hai chủng tảo lam và để xử lý triệt để, các nhà nghiên cứu đang hy vọng sẽ sửa đổi gen của virus để nó có thể tiếp cận tốt hơn sang nhiều loại vật chủ. 

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 18/12/2020
Kim Long
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:56 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:56 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:56 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:56 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:56 29/03/2024