Sau tái cơ cấu, nhiều doanh nghiệp thủy sản tìm được lối đi

Từ năm ngoái đến nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ở ĐBSCL thực hiện “tái cơ cấu” sau khi lâm nợ lớn, tuy còn nhiều khó khăn nhưng hiệu quả cũng đã thấy được.

Công ty Bình An
Cty Bình An mỗi ngày tiêu thụ 60-70 tấn cá tra. ẢNH: SÁU NGHỆ.

Nợ lớn

Suốt 8 tháng đầu năm ngoái, dư luận quan tâm vụ khủng hoảng nợ của Cty Cổ phần Thuỷ sản Bình An (Cty Bình An) ở TP Cần Thơ. Đến khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đứng ra trả nợ cho dân và cung cấp tín dụng để Cty Bình An tiếp tục hoạt động thì tình hình mới lắng dịu.

Ngày 18/6/2013, Cty Bình An tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2013 cho biết, 4 tháng cuối năm doanh thu chỉ đạt gần 54 tỷ đồng. Tính cả năm 2012, doanh thu gần 259 tỷ đồng, lỗ lên gần 855 tỷ đồng.

Năm nay, dư luận lại nóng với nợ nần của Cty CP Chế biến Thực phẩm Phương Nam (Cty Phương Nam) ở tỉnh Sóc Trăng. Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân cùng gia đình đi Mỹ, để lại món nợ công bố tại buổi tái cơ cấu bước đầu, ngày 13/6/2013 là 1.591 tỷ đồng; nợ 37 người bán nguyên liệu, hoá chất, bao bì hơn 40 tỷ đồng. Trong đó, nợ nần nan giải nhất là kho sản phẩm tôm đông lạnh đem thế chấp vay 780 tỷ đồng nhưng kiểm tra thực tế, đã bán khoảng 20 tỷ đồng, chỉ còn lại khoảng 22 tỷ đồng nhưng khó bán.

Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Phương Nam, cho biết, sau khi tái cơ cấu, LiênVietPostBank chi nhánh Sóc Trăng mở hạn mức tín dụng cho vay 300 tỷ đồng để Cty Phương Nam sản xuất, kinh doanh. Kết quả, kim ngạch xuất khẩu của Cty trong tháng 7 và 8 là 6,7 triệu USD, lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.

Còn nhiều khó khăn

Cty Phương Nam hiện có thêm khoản nợ thuế VAT các đại lý hơn 18 tỷ đồng. Trưởng phòng nhân sự Cty Vương Nhật Bình cho biết, ngày 11/9, Cục thuế tỉnh Bạc Liêu đã phong tỏa tài khoản của Cty để cưỡng chế thu nợ đọng thuế VAT. Ông Võ Anh Hóa, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bạc Liêu, nói: “Chúng tôi phong tỏa tài khoản là đúng và nhiều cục thuế sẽ làm đối với Cty Phương Nam, vì nợ thuế VAT các đại lý bán tôm nguyên liệu”.

Ở tỉnh Cà Mau, cuối năm 2011, Cty CP Chế biến Thủy sản Biển Vàng của ông Phạm Tiến Dũng hợp đồng mua một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đang nợ lớn. Những doanh nghiệp được mua là Cty CP Thực phẩm Đại Dương, Công ty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Việt Hải, Cty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Châu, Cty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Đại Dương Xanh Toàn Cầu.

Cty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Việt Hải ở Khu công nghiệp Hòa Trung tại xã Lương Thế Trân (Cái Nước, Cà Mau), từ khi bán cho ông Dũng thì cũng ngưng hoạt động đến nay. Cty CP Thực phẩm Đại Dương đang hoạt động cầm chừng, nợ lương công nhân.

Những doanh nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng sau khi mua bán thì món nợ vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Minh Hải cũng chưa trả được. Đến giữa tháng 6/2013, theo các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, Cty Việt Hải còn nợ 118 tỷ đồng, lãi treo trên 46 tỷ đồng, Cty Minh Châu nợ quá hạn trên 108 tỷ đồng, lãi treo 50 tỷ đồng.

Mở thêm thị trường, tăng số lao động

Những doanh nghiệp được các ngân hàng tập trung giúp đỡ tái cơ cấu, dù còn rất nhiều khó khăn nhưng hoạt động cũng đã có sự ổn định và dấu hiệu phát triển. Cty Bình An hồi giữa năm nay, chỉ có khoảng 500 công nhân, mỗi ngày chế biến 50 tấn cá tra nguyên liệu. Hiện đã có khoảng 700 công nhân, mỗi ngày chế biến 60-70 tấn cá tra nguyên liệu để xuất một tháng trên dưới 50 container loại 40 feet. Khi thị trường Mỹ không còn ưu đãi thuế suất bằng không như trước năm 2012, Cty Bình An duy trì thị trường EU, châu Á, Trung Đông, mở thị trường Brazil.

Cty Phương Nam, hồi tái cơ cấu đầu tháng 6/2013 chỉ còn 650 công nhân, nay đã tăng lên hơn 1.000 công nhân, tiêu thụ mỗi ngày 15-25 tấn tôm nguyên liệu. Quá trình tái cơ cấu rất gian nan, như Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Nguyễn Minh Trí cho biết, từ cuối năm 2012 đến đầu tháng 6/2013, các ngân hàng đã phải họp hơn 20 cuộc mới đi đến kết quả. “Còn nhiều khó khăn nhưng ngày cũng sáng thêm niềm hy vọng, các ngân hàng sẽ không mất hàng nghìn tỷ đồng”, ông Minh Trí nói.

Cty Phương Nam, hồi tái cơ cấu đầu tháng 6/2013 chỉ còn 650 công nhân, nay đã tăng lên hơn 1.000 công nhân, tiêu thụ mỗi ngày 15-25 tấn tôm nguyên liệu.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 28/09/2013
SÁU NGHỆ - TIỀN HƯNG
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:58 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:58 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:58 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:58 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:58 26/11/2024
Some text some message..