Sinh sản nhân tạo để bảo vệ đặc sản cá chìa vôi trên sông Nhà Bè

Cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi còn gọi là vùng nước “chè” vì có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Hiện nay lượng cá chìa vôi tự nhiên trên sông Nhà Bè đã khan hiếm do hoạt động đánh bắt ráo riết của người dân.

Sinh sản nhân tạo để bảo vệ đặc sản cá chìa vôi trên sông Nhà Bè
Cá chìa vôi to ở một nhà hàng tại TPHCM - Ảnh: NH Hàng Dương

Cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi còn gọi là vùng nước “chè” vì có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

KS. Nguyễn Hữu Thanh của Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ cho biết, trên cả nước chỉ có vùng sông Nhà Bè có cá chìa vôi. Nó chỉ chọn vùng ranh giữa hai con sông làm nơi sinh sống, nên càng trở nên khan hiếm.

Cá chìa vôi có dạng hình cầu, thân dày, vảy vàng óng, vây lưng phát triển thành đoạn xương cứng chắc, dài và chìa lên trên giống như cây dùng quệt vôi ăn trầu nên được gọi là chìa vôi - đây cũng là vũ khí tự vệ của cá. Con nặng nhất được bắt năm 1997 là 14 kg.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về “họ” và “bộ” của cá. Trong Sách đỏ Việt Nam có ghi danh họ cá chìa vôi (Syngnatidae) gồm 8 loài cá được bảo vệ; tuy nhiên có ý kiến cho rằng loài cá chìa vôi Nhà Bè lại không nằm trong họ Syngnatidae mà thuộc bộ cá vược - Perciformes - họ Ephippidae, giống Proteracanthus, loài Roteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849). Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu làm rõ!

Ông Nguyễn Xuân Nghị, nông dân ở thị trấn Phú Xuân cho biết, trước đây, việc săn bắt cá chìa vôi cũng được chuẩn bị rất công phu, từ trang bị xuồng, lưới và cả lương khô cho người đi “săn”. Cá nặng từ 1,5 kg trở lên có giá rất cao.

Nhiều năm trước đây, ở Nhà Bè có quán Sông Quê, Vườn Xoài, Sông Trăng... là địa điểm thu mua cá chìa vôi để chế biến các món gỏi, cháo... Người sành ăn có thể bỏ ra bạc triệu để được thưởng thức món bao tử cá chìa vôi luộc hoặc hấp.

Đến đây vào thời điểm này, có chăng chỉ là những con chìa vôi bé tẹo, cân nặng không quá 1 kg nhưng giá cũng thuộc loại “khủng”. Vì giá cao nên nhiều người không gọi cá chìa vôi mà thường gọi là “cá vàng”.

Vì quanh năm sinh sống ở vùng nước chảy xiết, nên thịt cá chìa vôi vừa ngọt vừa săn chắc, nhai rất đã răng. Thịt cá chìa vôi không tanh như cá lóc (vì chúng sống ở vùng nước xiết nên được cọ rửa thường xuyên chăng?) nên đem nấu cháo không cần bỏ quá nhiều gừng, có quán còn không bỏ, giữ được vị tự nhiên, lại không bị nát mà chúng còn có sụn, nhai sựt sựt lại càng ngon, dân sành ăn rất thích.

Những lát cá chìa vôi xắt ngang thớ như thịt thăn heo trộn với hành tây, củ kiệu, ngó sen non, cà rốt và đậu phộng rang. Bên trên là hành khô, ớt lát, ngò tươi; bên cạnh là đĩa bánh phồng tôm vàng rộm. Cái bí quyết của món này chính là ở chỗ dùng gia vị bóp gỏi và cách pha nước chấm của chủ quán. Chẳng thế, khách đưa miếng gỏi cá vô miệng mà tịnh không nghe mùi tanh của cá. Miếng cá giòn dặm rồi đậm dịu lưỡi tan cùng thoáng chua giòn của ngó sen và bùi ngậy của đậu phộng, hấp dẫn, lôi cuốn, ăn qua là nhớ mãi.

Những năm gần đây, cá chìa vôi bị đánh bắt quá nhiều, dần trở nên khan hiếm. Bây giờ trên thị trường một ký cá chìa vôi có giá từ 1,4 tới 1,6 triệu đồng, nhiều khi vọt lên 2 triệu lúc hiếm hàng. Vì thế, giá mua vô của nhà hàng cũng dao động chừng 800 ngàn tới 1 triệu đồng một ký cá.

Sách đỏ Việt Nam có ghi danh họ cá chìa vôi, trong đó có 8 loài cần được bảo vệ. Thông tư số 02 ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, ghi tên 21 loại thủy sản bị cấm đánh bắt, trong đó có cá chìa vôi.

Trên các diễn đàn câu cá ở TP.HCM, nhiều người đi câu hay đóng đáy đưa ra quy ước ngầm, nếu bắt được cá nhỏ dưới 1 kg là thả chúng lại với dòng sông. Đây là điều cần tuyên truyền, nhân rộng ý thức bảo vệ cá quý.

Các nhà khoa học ở Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đang sưu tầm và thuần dưỡng cá chìa vôi. KS. Nguyễn Hữu Thanh cho biết, hiện trung tâm đang nuôi vỗ 60 cá thể và tiến hành các thí nghiệm cần thiết để cho đàn cá sinh sản nhân tạo và được ươm nuôi...

Khoa Học Phát Triển
Đăng ngày 11/07/2018
Thanh Nga
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 00:38 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 00:38 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 00:38 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 00:38 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 00:38 17/02/2025
Some text some message..