Nhận xét:
- Nhiệt độ nước: nhìn chung ở mức trung bình thấp, dao động từ 29.3-31oC và nằm trong ngưỡng cho phép.
- Độ mặn: hầu hết các điểm độ mặn tiếp tục giảm lại so với tuần trước., giảm nhiều nhất là khu vực Trần Đề -7‰. Cụ thể Vĩnh Châu độ mặn 3-8‰ (so với tuần trước thì giảm 2‰ tại Kênh Năm Căn, cống Nophol và cao hơn 4‰ tại Cầu Trà Niên và Đầu Vàm Trà Niên và thấp hơn 2-3‰ so cùng kỳ 2017). Mỹ Xuyên chỉ còn cầu Hòa Lý còn độ mặn 1‰ (giảm 1‰ so với tuần trước và thấp hơn 2‰ so cùng kỳ năm 2017). Trần Đề độ mặn 2‰ tại cống Tầm vu và 11-12‰ tại cống Sáu Quế 1 và Xà Mách (giảm 1-7‰ so với tuần trước và thấp hơn 2-3‰ so cùng kỳ năm 2017). Cù Lao Dung tại bến đò NT30-4 độ mặn còn 2‰ (tăng 2‰ so với tuần trước tại NT 30-4 và cao hơn 2‰ so cùng kỳ năm 2017).
- Độ pH: Tại kênh Vĩnh Châu, khu vực Mỹ Xuyên và cống Tầm Vu có độ pH thấp dưới ngưỡng dao động từ 6.3-6.8.Các điểm còn lại có pH trong ngưỡng từ 7-8.
- Độ Kiềm: Đa số các điểm đều có độ kiềm trong ngưỡng từ 60-147 mg/l. Riêng tại cầu Chàng Ré và Cù Lao Dung có độ kiềm thấp 44-58 mg/l.
- Độ trong: Tại khu vực Vĩnh Châu (trừ Cầu Trà Niên và Kênh Vĩnh Châu), Cầu Treo, cống Sáu Quế 1 và Xà Mách nước đục, nhiều phù sa lợn cợn và có độ trong thấp từ 8-18cm. Các thủy vực còn lại độ trong trong ngưỡng từ 20-45cm.
- Oxy hòa tan: Khu vực Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên có hàm lượng oxy hòa tan thấp <3.1 mg/l. Các điểm còn lại có oxy trong ngưỡng từ 3.5-5.0 mg/l.
Đề xuất, kiến nghị
- Trong tuần độ mặn tiếp tục giảm và đã giảm thấp hơn so với cùng kỳ 2017. Hiện tại các chỉ số môi trường ngoài tự nhiên đa số đều giảm thấp và không còn thích hợp để lấy nước nuôi tôm. Có 4 điểm có độ mặn tốt có thể lấy nước nuôi tôm như tại Cầu Trà Niên (6‰), Đầu Vàm Trà Niên (8‰), cống Sáu Quế 1 (11‰), Xà Mách (12‰). Các điểm còn lại có độ mặn không thích hợp nhất là vào mùa mưa nên bà con hạn chế lấy nguồn nước này nuôi tôm. Bà con cần tuân thủ lịch thả giống của ngành kết thúc vào ngày 30-9DL. Đối với vùng nuôi luân canh tôm-lúa nên thu hoạch tôm trước tháng 09 DL để chuẩn bị trồng lúa.
- Hiện nay để nuôi tôm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan bà con cần thay đổi phương thức và hình thức nuôi. Có điều kiện nên từng bước áp dụng các mô hình tiên tiến hiện nay như nuôi lót bạt 2 giai đoạn xiphon-tuần hoàn nước, nuôi ao đất xiphon-tuần hoàn nước, nuôi kết hợp cá rô phi/cá trê trong ao lắng để xử lý nước hoặc vèo cá trong lưới thưa ở giữa ao để xử lý bùn thải, phân tôm…Đối với công trình ao nuôi có diện tích lớn nên thiết kế lại ao nuôi nhỏ trung bình 1500m2 để quản lý tốt hơn, có đầy đủ hệ thống ao lắng (ao lắng 1 –lắng thô, ao lắng 2 – lắng tinh, ao lắng 3 - ao sẵn sàng) để sẵn sàng cung cấp nước cho ao nuôi. Khi lấy nước vào ao để nuôi tôm bà con không nên cấp nước trực tiếp vào ao đang nuôi tôm mà nên cấp nước đầu tiên vào ao lắng/chứa (thả nhiều cá rô phi/trắm cỏ/cá trê...) sau đó lấy nguồn nước đó xử lý nước thật kỹ rồi mới bơm qua ao để nuôi. Khi châm thêm nước/thay nước cần phải kiểm tra và xử lý nước từ ao ao lắng/chứa sao cho cân bằng ít nhất 3 chỉ tiêu môi trường là độ mặn, pH, độ kiềm giữa ao lắng với ao đang nuôi trước khi cấp nước thêm.
- Tùy thuộc vào mô hình ao đất hoặc ao lót bạt và kinh nghiệm của người nuôi tôm mà nên duy trì mật độ nuôi thích hợp, thong thường mật độ thích hợp thẻ ao đất 30-80 con/m2 (100-150 con/m2 ao lót bạt đáy), sú 10-15 con/m2), sú QCCT <10 con/m2, tôm lúa 5-7 con/m2 Khi thả tôm bà con không nên thả 1 lượt hết diện tích nuôi mà nên thả cách khoảng 15-20 ngày thả 1 ao và nên thả thăm dò một phần diện tích để nắm bắt thời tiết, môi trường, con giống khi thuận lợi sẽ thả tiếp... Đối với vùng canh tác tôm-lúa kết hợp nên thiết kế ruộng nuôi dưới 1ha, diện tích mương từ 25-40% so với mặt ruộng lúa, mương bao rộng 2,5-3,5m, sâu 0,8-1,2m, bờ mương rộng 3-4m và phải được đầm nén thật kỹ tránh rò rỉ, mỗi ruộng nuôi nên có ao lắng để cung cấp nước cho ao nuôi khi cần thiết, giống tôm thả cần đạt kích cở lớn từ 1,5-2cm để tránh hao hụt cao.
- Tình hình thiệt hại trên tôm: thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra trên tôm 3.941,2 ha chiếm 12,2% diện tích thả (cùng kỳ 2017 thiệt hại 11,1%) nguyên nhân chủ yếu do môi trường 56,1%, gan tụy 28,2%, đốm trắng 15,3%, còn lại là rải rác thiệt hại do bệnh phân trắng và tôm chậm lớn đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa, trong đó Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên là 2 địa phương có diện tích thiệt hại cao nhất. Hiện nay đang trong giai đoạn mùa mưa, mưa nắng thất thường làm cho môi trường dễ biến động nên thiệt hại trên tôm xảy ra nhiều do đó để hạn chế lây lan dịch bệnh trên diện rộng thì bà con nuôi tôm tuyệt đối không xả thải nước thải mà phải xử lý trước khi thải ra môi trường.