'Soi' bọt biển tìm cá đối

Từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, biển động, bọt nước biển đục ngầu tung tóe xô vào bờ, nhiều ngư dân tạm mưu sinh với mùa cá đối gần bờ.

'Soi' bọt biển tìm cá đối
Mùa biển động, bọt nước đục ngầu là mùa cá đối ngược dòng vào bờ.

Đứng trên bờ chờ cá vào

“Nó kìa, nó kìa”, lão ngư Bùi Chinh, ở xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu (Bình Sơn) hét lên rồi chạy hầm hập ra biển, cưỡi sóng quăng tấm lưới rùng đang cầm trên tay vào bọt nước biển đục ngầu đang tung tóe dội vào bờ.

Ở Châu Me, lão ngư Bùi Chinh thuộc lớp người lớn tuổi còn ra khơi, bám biển. Lão cười hiền hậu trong nắng sớm chợt lóe của một ngày mùa đông, nói rằng lão gắn liền với biển cả từ thời còn cởi trần. Ngày biển động không đánh bắt xa bờ, cha con lão năng quăng lưới gần bờ kiếm cá ăn qua bữa.

Vốn kinh nghiệm dày dặn, lão Chinh cho biết, cá đối rộ và dễ bắt nhất từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Cá vào bờ đẻ trứng và tìm thức ăn là bọt biển. Khi biển có gió cấp 4, cấp 5, ngư dân đánh bắt cá đối xuyên đêm.
 


Mùa biển động, bọt nước đục ngầu là mùa cá đối ngược dòng vào bờ.


Cá đối là loài cá có đặc tính rất riêng, loài cá ăn nổi gần bờ nên cách đánh bắt chúng cũng đơn giản hơn các loài cá khác, nhưng độc và lạ. Ngư dân thích lúc nào đi lúc nấy.

“Chạy xe máy theo dọc bờ biển, đứng trên bờ chờ cá đối xuất hiện, đưa mắt nhìn ra biển, thấy có đốm bạc nổi lên trên bọt biển, tức là có cá đối đang say sưa ăn bọt biển, mình bủa lưới là trúng phốc” -  lão ngư Bùi Chinh chia sẻ.

Mỗi ngày săn cá đối, ít nhất lão Chinh cũng kiếm đủ cá ăn trong ngày. Có ngày “trúng mánh” kiếm được từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Tùy theo cá lớn hay nhỏ mà giá cũng khác nhau, cá lớn từ 0,5 - 0,7 kg/con, có giá 130.000 đến 150.000 đồng/kg, cá nhỏ bằng hai ngón tay, 70.000 đồng/kg.

Dọc bờ biển thôn Châu Me, hàng chục nhóm người khác cũng đang đảo mắt “soi” vào bọt nước biển ngã màu vàng đục ngầu tìm cá đối tạo nên không khí náo nhiệt cả một vùng bờ biển.

Cũng như lão ngư Bùi Chinh, ngư dân Bùi Tịnh và nhóm bạn chài cũng nô nức với mùa cá đối gần bờ. Đây trở thành nghề mưu sinh của nhiều người dân ở xã Bình Châu, Bình Phú.

Đứng trên bờ chờ cá vào

“Nó kìa, nó kìa”, lão ngư Bùi Chinh, ở xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu (Bình Sơn) hét lên rồi chạy hầm hập ra biển, cưỡi sóng quăng tấm lưới rùng đang cầm trên tay vào bọt nước biển đục ngầu đang tung tóe dội vào bờ.

Ở Châu Me, lão ngư Bùi Chinh thuộc lớp người lớn tuổi còn ra khơi, bám biển. Lão cười hiền hậu trong nắng sớm chợt lóe của một ngày mùa đông, nói rằng lão gắn liền với biển cả từ thời còn cởi trần. Ngày biển động không đánh bắt xa bờ, cha con lão năng quăng lưới gần bờ kiếm cá ăn qua bữa.

Vốn kinh nghiệm dày dặn, lão Chinh cho biết, cá đối rộ và dễ bắt nhất từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Cá vào bờ đẻ trứng và tìm thức ăn là bọt biển. Khi biển có gió cấp 4, cấp 5, ngư dân đánh bắt cá đối xuyên đêm.

Cá đối là loài cá có đặc tính rất riêng, loài cá ăn nổi gần bờ nên cách đánh bắt chúng cũng đơn giản hơn các loài cá khác, nhưng độc và lạ. Ngư dân thích lúc nào đi lúc nấy.

“Chạy xe máy theo dọc bờ biển, đứng trên bờ chờ cá đối xuất hiện, đưa mắt nhìn ra biển, thấy có đốm bạc nổi lên trên bọt biển, tức là có cá đối đang say sưa ăn bọt biển, mình bủa lưới là trúng phốc” -  lão ngư Bùi Chinh chia sẻ.

Mỗi ngày săn cá đối, ít nhất lão Chinh cũng kiếm đủ cá ăn trong ngày. Có ngày “trúng mánh” kiếm được từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Tùy theo cá lớn hay nhỏ mà giá cũng khác nhau, cá lớn từ 0,5 - 0,7 kg/con, có giá 130.000 đến 150.000 đồng/kg, cá nhỏ bằng hai ngón tay, 70.000 đồng/kg.

Dọc bờ biển thôn Châu Me, hàng chục nhóm người khác cũng đang đảo mắt “soi” vào bọt nước biển ngã màu vàng đục ngầu tìm cá đối tạo nên không khí náo nhiệt cả một vùng bờ biển.

Cũng như lão ngư Bùi Chinh, ngư dân Bùi Tịnh và nhóm bạn chài cũng nô nức với mùa cá đối gần bờ. Đây trở thành nghề mưu sinh của nhiều người dân ở xã Bình Châu, Bình Phú. 

cá đối, đánh bắt cá đối, nghề săn cá đối, cá, đánh bắt cá

Cá đối tươi rói vừa được kéo lên bờ.

Theo ngư dân Bùi Tịnh, cá đối rất dạn nên dễ đánh bắt với người tinh mắt. Nghề săn cá đối đơn giản mà lại rất khó, người bắt phải tinh mắt. Thường thì mỗi nhóm chỉ cần hai người. Mọi người đứng ở bờ nhìn ra biển tìm cá, thấy cá ngoi lên trên bọt biển, dùng lưới rùng ném ra ngoài rồi bơi ra kéo lưới vây quanh.

Khi thả lưới xong dùng tay đập xuống nước để cá nghe tiếng động chạy mắc lưới. Cá đối ăn nổi theo bầy, một mẻ lưới kéo lên có khi được vài chục ký, nhưng có lúc chẳng có con nào mà chỉ là rong rêu, rác thải từ biển.

Hợp sức săn cá

Cá đối tập trung rầm rộ nhất vào những đợt thủy triều buổi sáng. Để có mẻ lưới cá đầy, nhiều ngư dân không chọn cách đánh bắt đơn lẻ mà huy động vài chục bạn chài hợp sức kéo cá đối, với tấm lưới dài đến 500 sải tay.

Mùa cá đối, đội lưới kéo gồm 20 người do lão ngư Trần Văn Tiến, ở thôn Ân Thành 2, xã Bình Phú làm chủ đánh thức biển săn cá lúc trời còn mờ sương. Trên chiếc thúng chai lắc lư có 2 người, lão và một bạn thuyền.

Ra đến vùng nước màu đục, cách bờ chừng 1.000m, lão cho chiếc thúng dừng lại, hai người gấp rút và nhịp nhàng thả tấm dưới dài 500 sải tay xuống nước. Lão và bạn thuyền chèo thúng một vòng quanh dùng tay chèo đập mạnh xuống mặt nước rồi chèo thúng vào bờ.

Ngồi nghỉ hút thuốc, 20 con người nhìn ra biển không chớp mắt, thấy không còn xuất hiện đốm bạc trên bọt biển, công việc kéo lưới bắt đầu. Cá đối giãy giụa mắc trong tấm lưới rùng dần dần được kéo lên khỏi mặt nước, vài con cái hố, cá liệt cũng mắc lưới.

8 giờ sáng, đội lưới kéo của lão ngư Trần Văn Tiến kéo xong phức lưới thứ nhất, trúng ngay gần 30kg cá đối. Mỗi ngày đội lưới kéo này kéo 5 đến 7 lần.

Hôm nhiều được hơn trăm ký cá, lão Tiến lấy ba phần, bạn thuyền chia đều bảy phần còn lại cũng được vài ba trăm nghìn. Nhưng có ngày chỉ có vài chục ký cá, mọi người vẫn vui vẻ chia cá về ăn.

Trời nhá nhem tối, mọi người vác lưới đi về. Rồi họ sẽ lại cùng biển đón ban mai!

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 15/12/2017
A. Kiều
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:19 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:19 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:19 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:19 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:19 20/04/2024