Sơn Tịnh: Trúng đậm vụ cá lồng bè

Thời điểm này, người nuôi cá lồng bè ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) đang thu hoạch, cung ứng sản phẩm cá nuôi ra thị trường. Năm nay, được mùa, lại được giá nên rất nhiều hộ dân trúng đậm...

Sơn Tịnh: Trúng đậm vụ cá lồng bè
Năm nay nuôi cá được mùa, được giá nên nhiều hộ nông dân Tịnh Sơn rất phấn khởi.

Phấn khởi vụ cá mới

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 24B đoạn qua xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) rất dễ bắt gặp các mẹ, các chị bày bán cá trắm cỏ, cá chình trong các ghe nhỏ. Bà Bùi Thị Thanh (57 tuổi), người có kinh nghiệm nuôi cá lồng bè hơn 15 năm, cho biết: “Cả năm nuôi, Tết lại bán. Cứ độ mùng 3 Tết là tất cả mọi người đều thu hoạch rồi bán cho các cửa hàng, hoặc bày bán dọc tuyến đường này. Một ngày bán cũng được vài chục ký. Năm nay cá nuôi rất đạt mà giá cả cũng ổn định, nên ai cũng phấn khởi. Nuôi hơn 300 con trắm cỏ mà giờ bán cũng gần hết rồi”.

Đối diện “quày” cá của bà Thanh, cha con ông Trần Nam cũng hớn hở vì năm nay trúng vụ cá nuôi trong lồng bè. Theo ông Nam, hiện nay giá cá trắm cỏ dao động từ 100 – 110 nghìn/kg. Còn cá chình có giá từ 480 – 500 nghìn/kg. Một ngày bày bán dọc tuyến Quốc lộ 24B, mỗi hộ bán được từ 15 – 30kg. “Năm nay tuy bán chậm hơn năm trước, nhưng được giá. Một ngày, bày bán ở đây cũng có rất nhiều khách qua lại hỏi mua. Từ nay đến 20 tháng Giêng, thể nào chúng tôi cũng bán hết”, ông Nam cười chia sẻ.

Tết là thời điểm mà tất cả các hộ dân nuôi cá lồng bè dọc sông Trà thuộc đội 9, thôn Tây, xã Tịnh Sơn lại tất bật thu hoạch và cung ứng ra thị trường sản phẩm của mình. Đây cũng là lúc họ thu lại lợi nhuận sau một năm vất vả chăm sóc. Năm nay cá được mùa lại được giá, khiến bà con ở đây rất phấn khởi.

Hướng đến “sản phẩm riêng”

Việc nuôi cá lồng bè dọc tuyến sông Trà của người dân xã Tịnh Sơn đã hình thành hơn 10 năm nay, trong đó cá trắm cỏ, cá chình được xem là một trong những sản phẩm nổi bật của địa phương. Ban đầu, từ cách thức nuôi đơn giản trong lồng tre, thì đến thời điểm hiện tại, người dân đã cải tiến lồng nuôi thành lồng nhựa, inox với kỹ thuật nuôi cao hơn. Để ứng phó với lũ lụt, người dân thay đổi cách nuôi cho phù hợp với dòng nước của sông Trà và bảo tồn được số lượng cá nuôi.

Bà Bùi Thị Thanh, cho biết: “Sau các đợt bán cá trắm cỏ, bà con chúng tôi lại thu hoạch cá chình để bán cho bạn hàng. Theo thông lệ thì cứ tới thời điểm này là bạn hàng từ các nơi lại đến đây thu mua. Nhờ vậy mà cá chình, cá trắm cỏ dần trở thành sản phẩm riêng của người dân thôn Tây nói riêng và xã Tịnh Sơn nói chung”.

Lãnh đạo xã Tịnh Sơn cho hay, hai năm trở lại đây, sản lượng, chất lượng từ các loại cá nuôi trong lồng bè của bà con đang dần “chiếm lĩnh” thị trường. Nhờ đó thu nhập của nhiều nông dân làm nghề này dần ổn định. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch UBND xã Tịnh Sơn, cho hay: “Hiện nay có rất nhiều địa phương đã xây dựng được sản phẩm riêng cho mình. Do đó, Tịnh Sơn cũng đang xây dựng mô hình nuôi cá trắm cỏ, cá chình trong lồng bè là một điển hình. Thời gian qua, giá cả cũng như sản lượng từ cá chình, cá trắm cỏ đang dần ổn định, nên việc nuôi thủy sản của người dân có nhiều thuận lợi. Đây cũng là một trong những tiền đề để có thể phát triển thành sản phẩm riêng của địa phương”.

Năm 2017, xã Tịnh Sơn có 39 hộ nuôi cá lồng bè với 71 lồng. Tổng sản lượng thu về đạt 10 tấn, ước tính cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay, giá cá trắm cỏ được bán ra với giá từ 100 – 110 nghìn đồng/kg, cá chình bán với giá từ 480 – 500 nghìn đồng/kg. Bình quân, mỗi hộ gia đình có thể thu về từ 50 - 100 triệu đồng sau mỗi vụ nuôi cá.

 

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 28/02/2018
Đình Diệu
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:34 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:34 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:34 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:34 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:34 26/11/2024
Some text some message..