Sông nước không phụ công người

Từ đời cha ông đã gắn mình với sông nước nên lớn lên, anh Định vẫn không hề từ bỏ với niềm đam mê với con cá, con tôm. Và rồi, chính dòng sông nơi tuổi thơ tháng ngày anh lênh đênh, là nơi giúp anh thực hiện giấc mơ làm giàu.

Sông nước không phụ công người
Cá nuôi của anh Định phát triển nhanh, cho sản lượng cao nhờ môi trường nuôi thông thoáng.

Quyết tâm làm giàu

Về đến xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam) và nhắc đến cái tên Mai Văn Định (trú thôn Long Thành) nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục. Mọi người ngưỡng mộ anh không chỉ là một tấm gương làm kinh tế giỏi trong vùng mà còn bởi bản tính chân chất, thật thà, dám nghĩ, dám làm mà đã làm cái gì thì rất ít khi thất bại.

nuôi cá, nuôi trồng thủy sản, nông dân làm giàu, mô hình nuôi cá

Mỗi năm anh Định xuất bán ra thị thường hơn 100 tấn cá thương phẩm, thu lãi trên dưới 1 tỷ đồng.

Tiếp chuyện chúng tôi, người đàn ông có làn da ngăm đen cởi mở kể về câu chuyện của cuộc đời mình. Anh Định sinh ra trong gia đình có truyền thống về sông nước. Ngay từ thuở bé, anh đã cùng cha và ông nội ngày tháng lênh đênh từ thượng nguồn cho đến cuối con sông Tam Kỳ đánh bắt tôm cá mưu sinh qua ngày.

Lớn lên tham gia nhập ngũ rồi hết nghĩa vụ trở về quê hương, anh Định xách ba lô theo chúng bạn lên thành phố tìm kiếm việc làm với mong muốn đổi đời. Thế nhưng một thời gian bươn trải với bao nỗi vất vả cũng không thể khá hơn. Anh đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ sẽ trở về quê và làm giàu trên chính quê hương của mình, bằng cái nghiệp tôm cá đã nuôi anh khôn lớn.

“Tôi trở về quê vào năm 1991 rồi lấy vợ, sinh con. Trong tay lúc đó cũng chỉ là 2 bàn tay trắng với vài mảnh lưới và con thuyền mà cha để lại. Trở lại nghiệp cũ, cũng công việc ấy nhưng cá tôm lúc đó không còn nhiều như trước nữa. Dù cố gắng làm lụng nhưng cũng chỉ đủ để cho cả gia đình cơm canh qua ngày, không khấm khá nổi”, anh Định nhớ lại.

Từ trong gian khó, anh luôn trăn trở với câu hỏi làm sao để có thể thoát nghèo, cho vợ con có một cuộc sống sung túc hơn. Đi tìm hiểu nhiều nơi, anh nhận thấy nhiều người giàu lên từ nghề nuôi tôm trong khi đất vườn nhà mình rộng rãi thì cứ để lãng phí. Anh quyết định học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi rồi vay mượn anh em, bạn bè, cải tạo 1ha đất vườn thành hồ nuôi tôm sú theo kiểu lót bạt. Vừa nuôi vừa tự rút ra cho mình kinh nghiệm, cẩn thận làm từng bước. Anh làm bằng tất cả tâm huyết của mình và rồi công sức cũng được đền đáp.

Sau 3 tháng nuôi, ao tôm của anh phát triển rất nhanh rồi cho xuất bán, vụ tôm năm đó gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng. Thành công đó đã tạo động lực cho anh tiếp tục đầu tư xây dựng thêm ao nuôi.

Những vụ sau đó cũng liên tục thắng lợi mang lại cho anh thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng, cuộc sống gia đình ngày càng khấm khá, sung túc hơn. Có được vốn liếng trong tay, anh liên hệ thuê đất ở các địa phương khác để đầu tư, mở rộng sản xuất.

“Tính ra đến thời điểm này thì tôi đã có hơn 25 năm gắn bó với nghề nuôi tôm, hầu như năm nào cũng có lãi. Mặc dù vậy, chuyện làm ăn không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Có thời điểm tôi cũng lâm vào cảnh lao đao. Đó là vào khoảng thời gian từ năm 2014 - 2015, tôi và những người nuôi tôm đều bị thiệt hại vì giá cả thị trường xuống thấp, tôm lại mắc các căn bệnh khó trị. Nhiều gia đình thua lỗ hàng tỷ đồng. Riêng bản thân tôi thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng”, anh Định tâm sự. 

Thành quả xứng đáng

Sau thời điểm đó, biết rằng nếu tiếp tục đầu tư nuôi tiếp thì sẽ thua lỗ nặng hơn nên 2 vụ tôm sau anh Định quyết định ngừng sản xuất để chờ lúc thuận lợi hơn. Đến cuối năm 2016, nhận thấy thị trường đã ổn định, anh bắt đầu kế hoạch sản xuất lại.

Lần này, ngoài nuôi tôm, anh Định còn mạnh dạn bỏ ra gần 500 triệu đồng để đầu tư nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ. Thấy quyết định táo bạo này, nhiều người dân trong vùng không khỏi hoài nghi. Khúc sông mà anh thả nuôi con nước lên xuống thất thường, mùa mưa bão nước chảy xiết có thể cuốn trôi mọi thứ. Từ trước tới nay, đoạn sông đó chưa ai dám làm như anh.

“Trước khi đi đến quyết định đó, tôi đã suy nghĩ rất kỹ. Lợi thế của tôi là dân sông nước, quá quen thuộc với con sông này, biết lúc nào nước lên, lúc nào nước xuống, lúc mưa bão thì trú tránh chỗ nào để an toàn nên tôi mới mạnh dạn làm. Nếu tận dụng được thì sẽ rất hiệu quả bởi khúc sông này rất thoáng, nuôi ở đây nguồn nước trong lồng sẽ luôn luôn được luân chuyển, đảm bảo được môi trường sống sạch, đầy đủ oxy cho cá, hạn chế được dịch bệnh”, anh Định chia sẻ.

Nói là làm, anh Định đóng 24 lồng bè với diện tích mỗi lồng 36m2 và thả nuôi các loại cá đang có giá trị kinh tế, được thị trường ưa chuộng như cá diêu hồng, cá đối, cá bớp, cá dìa…

Để đảm bảo hiệu quả, anh Định thường xuyên tham khảo các kỹ thuật hướng dẫn nuôi cá trên sách báo, internet, liên kết với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thủy sản có uy tín để hợp tác. Đồng thời, anh còn đánh giá nhu cầu thị trường từng thời điểm để xác định thời gian thả nuôi, xuất bán làm sao đạt giá trị cao nhất.

“Đúng như tôi đã tính từ trước, môi trường sống thông thoáng giúp cá phát triển rất nhanh. Cá diêu hồng trong các lồng bè của tôi nuôi rất đạt. Tỷ lệ hao hụt chỉ 20%, ít khi dịch bệnh, cũng vì thế mà năng suất rất cao. Tôi tìm hiểu những địa điểm khác thì họ nuôi cùng với diện tích lồng như vậy nhưng 5 tháng nuôi thì lồng của tôi đạt trung bình 3,5 tấn, cao hơn những người khác hơn 1 tấn nên lợi nhuận kinh tế hơn”, anh Định nói.

Dù thu được số tiền lãi ở vùng quê anh sinh sống nhiều người mơ ước nhưng anh Định vẫn chưa muốn dừng lại. Anh cho biết, hiện anh đang học hỏi kỹ thuật kinh nghiệm nuôi cá lóc lót bạt. Với những thành công đã đạt được, địa phương đang rất ủng hộ và tạo điều kiện cho anh thực hiện. Vừa qua, anh đang tiến hành xây dựng 1 bể nuôi gần nhà để thử nghiệm. Nếu tiếp tục thành công, anh sẽ thuê đất và mở rộng quy mô lớn hơn, tăng thêm lợi nhuận.

Với nỗ lực và quyết tâm vượt khó làm giàu trên mảnh đấy quê hương, năm 2019, anh được trao danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.

Suốt 3 năm liên tục, mô hình nuôi cá của anh Định luôn mang lại thành công ngoài mong đợi. Hiện mỗi năm anh xuất ra thị trường khoảng trên 100 tấn cá diêu hồng. Với mức giá trung bình từ 41.000 - 47.000 đồng/kg, cộng với nguồn thu từ tôm và bán cá giống các loại, sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình anh lãi ròng trên dưới 1 tỷ đồng.

NNVN
Đăng ngày 03/09/2019
Lê Khánh
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:34 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:34 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:34 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:34 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:34 29/03/2024