Tác động của rong biển đỏ đến khí metan chăn nuôi

Chỉ có 3 đến 4 loài rong biển có thể làm giảm hàm lượng khí metan hơn 55%, trong đó có 2 loài rong biển đỏ.

Rong biển đỏ
Rong biển đỏ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi giúp giảm khí metan đáng kể.

Phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống hiện đang là xu hướng tất yếu của toàn thế giới. Trong chăn nuôi, đặc biệt là các loại động vật nhai lại như cừu, bò, dê và gia súc thải ra môi trường một lượng lớn khí metan – khí gây hiệu ứng nhà kính tương tự CO2. Từ thực tế ấy đã phát triển kỹ thuật sản xuất rong biển đỏ Asparagopsis, đây là là loại rong biển giúp làm giảm nhanh chóng lượng khí metan và cải thiện năng suất vật nuôi đáng kể.

Tiềm năng giảm thiểu khí metan bằng rong biển Asparagopsis là rất lớn, mặc dù loại rong này thuộc loại rất khó trồng. Bên cạnh đó, một vấn đề cần được quan tâm khác là làm sao để đáp ứng đủ lượng rong biển đỏ cho nhu cầu của toàn thế giới.

Ban đầu, nghiên cứu dựa trên việc trồng rong biển đỏ chung với việc nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn khép kín RAS. Nhưng đã không thành công trong việc nuôi 2 loài song song với nhau. Tiếp đó tại Phòng thí nghiệm năng lượng tự nhiên của cơ quan Hawai (NELHA), nghiên cứu tiếp tục được thực hiện dưới hình thức nuôi riêng và sử dụng nguồn nước thải từ trại cá và tôm để trồng rong. Tại đây, sử dụng hệ thống nước chảy ngoài trời, tận dụng chu kì quang quanh năm để phát triển rong đỏ.

Vậy thách thức chính của hoạt động này là gì?

Công việc được ưu tiên hàng đầu lúc này là phát triển giao thức và tối ưu quá trình xử lí. Đã có một loạt các thí nghiệm lặp đi lặp lại trong phòng thí nghiệm để kiểm tra thông số nào là tốt nhất cho việc nuôi trồng rong biển đỏ. Bắt đầu bằng các thí nghiệm đơn biến và kết hợp lại để thành thực nghiệm đa biến với các thông số khác nhau. Sau đó chúng sẽ được áp dụng trên môi trường thực tiễn.

Để sản xuất rong biển Asparagopsis có hiệu quả kinh tế thì thực nghiệm cần đạt tỉ lệ tăng trưởng 10% mỗi ngày. Và để làm được điều đó yêu cầu cần có sự cân bằng giữa các đơn biến khác nhau và phát triển công nghệ nuôi mới trong quá trình nuôi là điêu cần thiết.

Cần sản xuất bao nhiêu rong biển để có thể trở thành một loại thức ăn bổ sung rộng rãi?

Những thí nghiệm đầu tiên được thực hiện trong chăn nuôi cừu, chỉ 6g Asparagopsis một ngày đã có thể giảm lượng khí metan, trong khi đó một còn bò sữa cần khoảng 100g.

Thức ăn bổ sung được chế biến sẵn phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất có sẵn trong rong biển đỏ. Việc cần làm là làm sao sản xuất rong đỏ với nồng độ hoạt chất cao hơn. Nếu chúng ta có thể sản xuất rong đỏ có hàm lượng gấp đôi hoạt chất thì điều này có nghĩa là chúng ta chỉ cần sản xuất một nữa năng suất hiện tại vẫn đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Đây là hướng đi mới trong lĩnh vực thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản, các nhà sản xuất hữu cơ sẽ đạt được lợi nhuận dựa trên sự phát triển bền vững và mục tiêu chung là giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Theo nghiên cứu chỉ có 3 đến 4 loài rong biển có thể làm giảm hàm lượng khí metan hơn 55% trong môi trường ống nghiệm và trong đó có 2 loại là Asparagopsis. Hiện nay có nhiều thông tin sai lệch trên thị trường về các loại rong biển khác cũng có khả năng làm giảm hàm lượng khí metan tương tự, trong một số trường hợp các loại rong này cũng làm tăng hàm lượng metan, tùy thuộc vào hệ thống thức ăn. Cho nên để có thể sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn bổ sung này cần tìm hiểu rõ nguồn gốc và sự uy tín của nhà sản xuất.

Như vậy đây là một trong những lợi ích từ rong biển đỏ trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta. Từ những ứng dụng như mô hình kết hợp làm sạch nguồn nước với các loài động vật hai mảnh vỏ, làm bao bì sinh học, túi nước sinh học và nay là trực tiếp giảm khí thải metan. Liệu rong biển còn những ứng dụng nào cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp và thân thiện với môi trường hơn đang đợi chúng ta khám phá.

Đăng ngày 15/05/2020
Triệu
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:49 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 09:49 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:49 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:49 05/12/2024
Some text some message..