Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?

thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản
Tác hại của sử dụng bừa bãi kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đối với con người. Ảnh: Sciencedirect.

Lịch sử kháng sinh

Alexander Fleming tình cờ phát hiện ra thuốc kháng sinh vào cuối những năm 1920 đã làm thay đổi ngành y học của thế giới. Ban đầu, trọng tâm là hạn chế tác động của các bệnh truyền nhiễm đối với con người. Khi con người sử dụng thuốc kháng sinh tăng lên, những người khác nhận thấy rằng thuốc kháng sinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thịt và từ đó việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng, không chỉ để trị bệnh mà còn dùng cho phòng ngừa cũng như đảm bảo cho sự khỏe mạnh và tăng trưởng của vật nuôi. Việc cho ăn kháng sinh từ khi sinh ra đến khi giết mổ đã trở thành quy trình vận hành của nhiều loài động vật khác nhau.

Tại sao có mối bận tâm về thuốc kháng sinh?

Ước tính có hơn 1 triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên hơn 10 triệu.

Ở một mức độ nào đó, hầu hết các quốc gia đều có quy định về liều lượng và cách thức sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, việc thực thi có thể lỏng lẻo hoặc không được áp dụng, làm cho việc sử dụng kháng sinh bị lạm dụng. Thông thường, khi nông dân gặp phải vấn đề về sức khỏe vật nuôi, họ không biết chuyện gì đang xảy ra. Mặc dù các cơ quan kiểm dịch có thể phân lập và xác định các mầm bệnh tiềm ẩn, nhưng dịch bệnh thường do nhiều yếu tố và tác nhân gây nên. Rất ít nông dân được hướng dẫn và hiểu về tất cả các tác nhân này do đó họ thường sử dụng mọi biện pháp theo ý mình (trong đó có việc sử dụng kháng sinh) để cố gắng cứu tôm nuôi khi xảy ra dịch bệnh.

Kháng sinh chỉ được sử dụng khi xác định được nguyên nhân chính gây chết cho tôm là vi khuẩn và việc chẩn đoán phải thực hiện bằng những phân tích khoa học. Thật không may, hầu hết người nuôi tôm không có đầy đủ thông tin khi tôm bị bệnh. Họ phải đánh cược may rủi khi sử dụng kháng sinh, nhưng không có cách nào dễ dàng để xác định xem thuốc kháng sinh có hiệu quả hay không. Người nông dân lựa chọn sử dụng kháng sinh chỉ vì sợ mất mùa một vụ nuôi nhưng không biết rằng sự lựa chọn của mình cực kỳ tai hại về lâu dài.


Mối quan hệ kháng kháng sinh và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Science Direct

Có hai vấn đề chính liên quan đến việc sử dụng kháng sinh là sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh và dư lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm thủy sản. Sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc làm cho thuốc kháng sinh không hiệu quả khi trị bệnh cho con người và nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở người.

Kháng kháng sinh

Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh là không thể tránh khỏi, đây là quá trình tự nhiên khi vi khuẩn có khả năng chống lại tác dụng của một loại hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Hậu quả là các phương pháp điều trị trở nên không hiệu quả, vi sinh vật gây bệnh vẫn tồn tại. Kháng kháng sinh là hậu quả của việc sử dụng không đúng cách và lạm dụng kháng sinh của con người.

Sử dụng không đúng cách (liều cao hơn nhiều, thời gian sử dụng ngắn hơn và ngừng sử dụng khi các triệu chứng thuyên giảm) có thể dẫn đến kháng thuốc. Ngay cả khi sử dụng có trách nhiệm, sự kháng thuốc vẫn có thể xảy ra. Do đó, việc sử dụng luân phiên các loại kháng sinh khác nhau và theo dõi các mô hình kháng thuốc là điều quan trọng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. 

Dư lượng

Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm không chỉ gây hội chứng ngộ độc cho con người mà về lâu dài còn gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, gây ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim…

Sự hiện diện của chất tồn dư là một dấu hiệu cho thấy một loại kháng sinh đã được sử dụng. Kết quả là khi tôm được thu hoạch có thể phát hiện được tồn dư do sử dụng kháng sinh trong tôm bán cho người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến bị cấm xuất khẩu hoặc bị áp dụng các mức độ giám sát cao hơn khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào các nước khác và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Kháng kháng sinh là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta. Cần có sự giám sát việc thực thi các quy định cùng với các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm kết hợp với khả năng truy xuất nguồn sản phẩm thủy sản tốt sẽ góp phần giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 12/01/2021
Lệ Thủy
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 12:09 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 12:09 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 12:09 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 12:09 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 12:09 14/11/2024
Some text some message..