Tăng cường cảnh báo môi trường khu vực nuôi cá bè ở Đồng Nai

Ngày 13-3, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, năm 2020. Trong đó, những khu vực nuôi cá bè tập trung, nơi từng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt những năm qua sẽ được tăng tần suất quan trắc môi trường.

Lồng bè
Khu vực nuôi cá bè trên sông La Ngà sẽ được tăng cường cảnh báo môi trường.

Cụ thể, bốn khu vực sẽ thực hiện quan trắc chất lượng nước, gồm: khu vực nuôi cá bè trên sông La Ngà, huyện Định Quán; khu vực nuôi cá bè trên sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai), TP Biên Hòa; khu vực ngập mặn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch và khu vực nuôi thủy sản thâm canh các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú.

Về tần suất quan trắc, khu vực nuôi cá bè trên sông Cái sẽ thực hiện 24 lần/năm; khu vực nuôi cá bè huyện Định Quán 18 lần/năm; khu vực ngập mặn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch 24 lần/năm và khu vực các ao nuôi thâm canh tại ba huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, sáu lần/năm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện là hơn 32 nghìn ha. Những năm qua, xảy ra tình trạng cá bè chết hàng loạt do môi trường nước bị ô nhiễm cục bộ, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong hai năm 2018 và 2019, nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông La Ngà, thuộc huyện Định Quán điêu đứng vì hàng nghìn tấn cá nuôi chết nổi trắng bè. Trước đó, vào năm 2016, hơn 150 hộ nuôi cá bè trên sông Cái cũng thiệt hại nặng nề do cá bè chết hàng loạt.

Việc tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường ở những khu vực nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần giúp cơ quan chức năng và người nuôi có các biện pháp phòng ngừa kịp thời khi xuất hiện các hiện tượng bất thường về chất lượng nước trên các sông.

Nhân dân
Đăng ngày 16/03/2020
THIÊN VƯƠNG
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:55 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:55 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:55 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:55 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:55 25/11/2024
Some text some message..