Tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản ven bờ

Ðể triển khai có hiệu quả các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC), ngành chức năng, chính quyền các địa phương ven biển trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.

Tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản ven bờ
Tàu cá làm nghề mành rút trủ của ngư dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) đánh bắt cá cơm gần bờ.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, Chi cục phối hợp các ngành liên quan, chính quyền các địa phương ven biển tổ chức 36 chuyến tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) trên đầm Thị Nại, khu vực ven biển Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn); vùng biển ven bờ huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ. Qua đó, đã kiểm tra 167 lượt tàu cá KTTS ven bờ, xử phạt 33 tàu vi phạm với số tiền hơn 100 triệu đồng.

Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: “UBND tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp giữa Chi cục Thủy sản, BĐBP, CA tỉnh trong kiểm soát hoạt động KTTS ven bờ, liên tục duy trì sự có mặt của các lực lượng tại vùng biển cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi để xử lý tàu cá thiếu giấy tờ hoạt động KTTS vào các cảng cá chỉ định; kiểm tra, xử lý các tàu cá không có giấy phép KTTS, tàu không đăng ký, đăng kiểm, tàu giã cào hoạt động không đúng vùng tuyến... Chi cục cũng đã tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh ban hành mới danh mục ngư cụ và nghề cấm và áp dụng mức xử phạt mới của Nghị định 42 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản”.

Việc KTTS sử dụng xung điện, xiếc máy, chất nổ, chất gây mê, lưới lờ, dụng cụ bơm hút thủy sản… làm nguồn lợi thủy sản gần bờ suy giảm nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân chính khiến nghề KTTS ven bờ lâm vào tình thế khó khăn. Ngư dân Lê Văn Toàn, ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), chủ tàu cá làm nghề lưới vây KTTS gần bờ, than thở: “Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ven bờ gần như cạn kiệt nên tàu tôi thường bị lỗ tổn, hệ quả là càng ngày càng thiếu bạn đi biển, tàu thường xuyên nằm bờ; nhiều ngư dân khác buộc phải bán tàu. Đây cũng là nỗi trăn trở của các chủ tàu làm nghề KTTS ven bờ”.

Công tác kiểm soát hoạt động KTTS ven bờ được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần duy trì, bảo đảm trữ lượng nguồn lợi thủy sản ven bờ để nghề cá phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống ngư dân. Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, bên cạnh công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU, các quy định của Luật Thủy sản nhằm hạn chế tình trạng tàu cá hoạt động KTTS xa bờ vi phạm vùng biển nước ngoài, huyện đã phối hợp với ngành chức năng của tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hoạt động KTTS ven bờ. Toàn huyện có 147 tàu cá hoạt động KTTS ven bờ, trong đó có 49 tàu làm nghề giã cào, UBND huyện đã báo cáo số liệu về Sở NN&PTNT để xây dựng Đề án chuyển đổi nghề phù hợp cho ngư dân.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, chính quyền các địa phương ven biển trong tỉnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủy sản, các quy định về chống khai thác IUU của EC nhằm hướng đến phát triển nghề biển bền vững.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Bên cạnh việc thực hiện công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá nhằm hạn chế phát triển tàu KTTS ven bờ, Sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản rà soát, hướng dẫn các chủ tàu cá thiếu giấy tờ đăng ký kê khai đúng quy định; phối hợp cùng BĐBP, cảnh sát đường thủy tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá hoạt động KTTS ven bờ vi phạm vùng tuyến, tàu cá thiếu giấy tờ, tàu hoạt động các nghề cấm. Ban quản lý các cảng cá phối hợp với lực lượng chức năng kiên quyết không cho các tàu giã cào, tàu cá không đủ giấy tờ hoạt động ra vào các cảng cá chỉ định.

Báo Bình Định
Đăng ngày 03/08/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025

Những bệnh thường gặp ở dòng cá Ranchu

Cá Ranchu là loài cá vốn được mệnh danh là "vua của cá vàng" - sở hữu vẻ đẹp độc đáo nhưng lại khá nhạy cảm, dễ mắc một số bệnh nếu môi trường nuôi không đảm bảo. Việc hiểu rõ những bệnh thường gặp và cách phòng tránh là điều vô cùng quan trọng đối với người chơi cá cảnh.

Cá ranchu
• 14:59 27/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 14:59 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 14:59 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 14:59 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 14:59 27/03/2025
Some text some message..